Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Mô Hình Nông Nghiệp Tiên Tiến

Xây Dựng Mô Hình Nông Nghiệp Tiên Tiến
Ngày đăng: 31/03/2011

Để nông nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển sau khi gia nhập WTO, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng mô hình nông nghiệp tiên tiến. Mô hình nông nghiệp tiên tiến là mô hình hướng công nghệ cao, có một số đặc trưng sau đây:     

1. Chủ yếu sản xuất trong nhà: Nhà màng, nhà lưới, với các kiểu dáng phù hợp, trong đó có kết hợp kỹ thuật và thiết bị hiện đại với truyền thống.                                                                    

2. Có thể hạn chế được tác hại của môi trường và chủ động thời vụ.

3. Đáp ứng khá tốt nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng.

4. Dùng giống phù hợp với nhu cầu thị trường trong hoặc ngoài nước.

5. Sản xuất bước đầu có tính công nghiệp, dây chuyền phù hợp với trình độ của cán bộ và nông dân tiên tiến.

6. Sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, một phần nhỏ có thể xuất khẩu.

7. Nông dân tiên tiến, có vốn khá là đầu tư được.

Như vậy, so với mô hình nông nghiệp công nghệ cao, thì nông nghiệp tiên tiến yêu cầu cấp độ kỹ thuật thấp hơn, việc đầu tư thấp hơn và yêu cầu trình độ kỹ thuật và quản lý cũng thấp hơn. Tuy nhiên so với lối canh tác phổ thông hiện nay thì mô hình này đã đứng cao hơn một bậc, có thể sản xuất được những mặt hàng có chất lượng cao hơn, nhất là an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Để nông sản Việt nam có chất lượng tốt, an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng vủa các nước trong khu vực và quốc tế, chúng ta phải từng bước sản xuất nông nhiệp theo những quy trình cụ thể và công bố công khai quy trình đó để khách hàng (là nước nhập khẩu nông sản của ta giám sát).

Gần đây, chúng ta thường nói về chu trình nông nghiệp an toàn – GAP, GAP là từ viết tắt của cụm từ Good Agricultural Practice, đây là một quy trình thực hành nông nghiệp tốt (hay an toàn) được triển khai và ghi chép lại đầy đủ trong suốt quá trình sản xuất. Nếu sản xuất theo đúng quy trình này chắc chắn sẽ cho sản phẩm nông nghiệp tốt, chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi nước hoặc khu vực có quy trình GAP riêng, ví dụ như GAP của Mỹ, của EU hoặc của Ôxtrâylia. Một số các nước ASEAN như Malaixia, Thái Lan, Xingapo và Inđônêxia tuy có biên soạn chương trình GAP cho mình, nhưng việc xuất khẩu rau quả và trái cây của họ vẫn không thuận lợi hơn vì những chu trình này đã không đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thị trường châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản - là những thị trường vùng ôn đới có điều kiện khí hậu, khoa học kỹ thuật nông nghiệp và văn hóa ẩm thực khác biệt. Để có sự đồng thuận của các thị trường ôn đới, ASEAN đã yêu cầu Chính phủ Ôxtrâylia biên soạn một chương trình nông nghiệp an toàn GAP cho ASEAN, gọi là ASEAN GAP. Sau hai năm làm việc, ASEAN GAP đã được công bố vào trung tuần tháng 11-2006 và là một chương trình GAP chính thức cho các nước thành viên ASEAN. Bốn nước gia nhập tổ chức ASEAN muộn nhất như Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam cũng đã quan tâm đến an toàn thực phẩm. Ngày 28 tháng 7 năm 2008, Việt nam đã ban hành VietGAP (Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho rau, quả và chè an toàn, đây là bước cố gắng hội nhập của chúng ta.      Tuy nhiên, việc áp dụng ViêtGAP cũng mới bước đầu và còn ở một số mô hình nhất định. Trong thời gian tới, cần triển khai mạnh hơn nữa để có nhiều sản phẩm tốt cho xuất khẩu và cung cấp cho thị trường nội địa.


Có thể bạn quan tâm

Nghị Định Về Một Số Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Sẽ Sớm Được Ban Hành Nghị Định Về Một Số Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Sẽ Sớm Được Ban Hành

Đó là nội dung được nêu trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2014. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp ới các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định trình ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

07/06/2014
Mô Hình Nuôi Dê Thịt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cho Nông Dân Vùng Biên Xã Vĩnh Xương (An Giang) Mô Hình Nuôi Dê Thịt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cho Nông Dân Vùng Biên Xã Vĩnh Xương (An Giang)

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...

07/06/2014
Nuôi Dê Thu Lãi Cao Nuôi Dê Thu Lãi Cao

Anh Nhuận cho biết: “Dê là loài ăn tạp, sức đề kháng cao nên nuôi không vất vả và tốn kém”. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng; thời điểm này, dê có trọng lượng

07/06/2014
Cao Su Rớt Giá Cao Su Rớt Giá

Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Ở khu vực Tây Nguyên, khi giá cao su giảm, đời sống của công nhân và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cao su càng khó khăn hơn.

07/06/2014
Nhiều Nông Dân Tân Mỹ Thoát Nghèo Từ Trồng Xen Màu Nhiều Nông Dân Tân Mỹ Thoát Nghèo Từ Trồng Xen Màu

Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

07/06/2014