Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Tiết Kiệm Nước Tại Hà Nội

Ngày 26/6, Bộ NN&PTNT phê duyệt đề cương thực hiện xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước năm 2013.
Mô hình được thực hiện lồng ghép với cánh đồng mẫu lớn tại 2 vùng là huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đại diện cho khu vực Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Sóc Trăng đại diện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Mỗi vùng sẽ xây dựng 3 mô hình, trong đó Bộ NN&PTNT giao cho Trường Đại học Thủy lợi tập huấn cán bộ kỹ thuật, người dân tham gia mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính. Đồng thời theo dõi các quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa, năng suất, chỉ tiêu sinh thái của cây trồng, chi phí đầu tư sản xuất... Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 1,5 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa cho các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min. Đây đều là những loại nông sản đặc trưng của địa phương, với chất lượng thơm ngon vượt trội và sản lượng ổn định.

Ông Huỳnh Văn Hương, ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, được biết đến là một lão nông chăm chỉ, một hội viên Hội Cựu chiến binh tiêu biểu trong lao động sản xuất. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một nông dân đầu tiên nuôi bò thành công trên địa bàn xã.

Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bí đỏ của gia đình chị Đinh Thị A Ngắc, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận.

Ca cao khô lên men từ 50.000 - 55.000 đ/kg, ca cao tươi dao động từ 4.500 - 4.800 đ/kg tùy loại trái, tăng hơn 30% so với vài tháng trước.

185 xã đã đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), hàng chục nghìn công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được hình thành… Đó là những kết quả nổi bật sau 3 năm cả nước triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.