Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính
Ngày đăng: 21/08/2013

Ngày 19/8, Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.

Hội thảo đã thu hút các giáo sư, tiến sĩ đến từ các Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội; Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh; cán bộ nông nghiệp và nông dân trong tỉnh tham gia.

Bên cạnh đánh giá lại ảnh hưởng của mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước; Hội thảo còn nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cán bộ nông nghiệp và nông dân tham quan mô hình thực tế, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.

Ngoài ra, bà con và cán bộ nông nghiệp địa phương cũng được nghe các chuyên gia đến từ các trường đại học thuyết trình về các chuyên đề biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp, giải pháp ứng phó; ảnh hưởng biện pháp canh tác đến tính chất và độ phì nhiêu của đất cũng như kết quả nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật tưới lúa tiết kiệm, giảm phát thải khí nhà kính.

Tại hội thảo, các đại biểu còn được tham quan “Mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” do Trường Đại học Thủy Lợi thực hiện tại Trại Giống cây trồng huyện Long Phú với diện tích 1,5 ha. Đây cũng là một trong hai mô hình về xây dựng canh tác lúa giảm khí thải nhà kính được thực hiện tại Sóc Trăng; mô hình thứ hai được thực hiện tại huyện Ngã Năm với diện tích 2 ha.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh (Trường Đại học Thủy Lợi) cho biết, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là biện pháp quản lý nước mặt ruộng hợp lý để giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm nước. Vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước đã và đang nóng lên. Ở Việt Nam, lượng phát thải khí nhà kính khu vực nông nghiệp chiếm hơn 43% tổng lượng phát thải khí nhà kính, trong đó khu vực trồng lúa có nguồn phát thải lớn nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ngập nước liên tục trên ruộng và bón phân hữu cơ làm tăng phát thải lượng Mêtan (CH4). Việc đánh giá và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có tính khả thi cao, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Vào Mùa Cúm Gia Cầm Vào Mùa Cúm Gia Cầm

Cúm gia cầm H5N1 đã tái phát ở một số địa phương lân cận TP HCM nhưng nhiều người vẫn thờ ơ với dịch bệnh. UBND tỉnh Tiền Giang vừa công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông. Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, từ ngày 31-10 đến 4-11, ngành thú y đã phát hiện tại 4 hộ trên địa bàn 2 xã Tân Phú và Tân Thới có vịt bệnh và chết. Tổng số vịt nuôi của 4 hộ là 938 con, trong đó có 315 con chết trong tổng số 557 con nhiễm bệnh kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1.

13/11/2013
Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

13/11/2013
Quảng Ngãi Nhân Rộng Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Quảng Ngãi Nhân Rộng Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2013 toàn tỉnh đã thực hiện được 10 cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, với tổng diện tích 280 ha.

13/11/2013
Xây Dựng 4 Cánh Đồng Mẫu Lớn Đậu Phụng Xen Mì Vụ Đông Xuân Xây Dựng 4 Cánh Đồng Mẫu Lớn Đậu Phụng Xen Mì Vụ Đông Xuân

Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.

13/11/2013
Gieo Cấy Được 9.779 Ha Lúa Tại Các Xã Vùng Tôm - Lúa Gieo Cấy Được 9.779 Ha Lúa Tại Các Xã Vùng Tôm - Lúa

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.

13/11/2013