Xây dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là TPP, vấn đề đáng lo ngại nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay và thời gian tới chính là chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi… không chỉ làm người tiêu dùng trong nước lo lắng mà còn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu.
Nếu không được kiểm soát tốt, thịt và trứng của các doanh nghiệp Việt Nam làm ra sẽ thua ngay trên “sân nhà”.
Mặc dù hiện đã có những doanh nghiệp quy mô lớn tiến vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng và hướng tới chăn nuôi sạch nhưng nhà nước vẫn cần thiết lập hàng rào để kiểm soát nông sản “bẩn” và vi phạm.
Trước hết cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo hướng mở để hội nhập và xây dựng được hàng rào kỹ thuật phù hợp nhằm bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước khi thuế suất nhập khẩu về 0%.
Có thể bạn quan tâm

Chất cấm tạo nạc “bung đùi, nở mông” (chủ yếu là Salbutamol) được dân trong nghề gọi là “mỳ chính” cho lợn. Việc sử dụng loại “mỳ chính” này được xem là “một người đầu độc hàng triệu người”, là tội ác, cơ quan chức năng kiến nghị cần xử lý hình sự.
Sau vài ngày cấm cửa khoai tây Trung Quốc, UBND TP Đà Lạt lại bất ngờ cho các tiểu thương nhập loại nông sản này.

Sau nhiều ngày thâm nhập thực tế, PV đã tìm ra những “chiêu trò” ép giá của thương lái Trung Quốc (TQ) cũng như những bất ổn trong việc tổ chức sản xuất thanh long của ta hiện nay.

Trong khi hầu hết các nước đều xóa bỏ thuế quan đối với nông sản từ Việt Nam, đặc biệt là gạo thì Nhật Bản lại không cam kết với mặt hàng này.

Nếu đi theo “vết xe đổ” như nhiều nông sản khác, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được.