Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Sản Xuất, Tiêu Thụ Cà Phê, Tiêu

Ngày 7-8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh có buổi làm việc với Tổng công ty Tín Nghĩa về việc thực hiện liên kết sản xuất – tiêu thụ cà phê, tiêu.
Theo báo cáo của Tổng công ty Tín nghĩa, doanh nghiệp này hiện đang đứng trong top 5 nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam với sản lượng 100 ngàn tấn/năm.
Để hướng đến sự phát triển bền vững, Tổng công ty đã xây dựng chương trình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, như: thành lập nhà máy chế biến nông sản, kho chứa hàng; hình thành các chi nhánh tại một số tỉnh, thành; phát triển các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng cao; thực hiện chương trình 4C-Cam kết phát triển cà phê bền vững cho cây cà phê Việt Nam- hỗ trợ nông dân sản xuất sạch từ khâu chọn giống, kỹ thuật gieo trồng đến thu hoạch…
Tuy nhiên, tại thị trường nội địa hiện đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam và các doanh nghiệp FDI, khiến thị phần thu mua cà phê của doanh nghiệp Việt dần thu hẹp. Xuất khẩu cà phê đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là rủi ro cao do giá cả biến động mạnh…
Riêng mặt hàng hồ tiêu, Tín Nghĩa đang lập kế hoạch đầu tư nhà máy chế biến tiêu sạch và đẩy mạnh hoạt động thu mua, xuất khẩu.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh giao cho Tổng công ty Tín Nghĩa xây dựng phương án xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ cho sản phẩm cà phê, tiêu.
Trong đó, cần phân rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia trong việc tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh; đầu tư cho lĩnh vực sơ chế, chế biến; đặc biệt cần quan tâm việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu phía ngân hàng, các đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp về mặt chính sách, nhất là đồng vốn.
Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng ở Hậu Giang”.

Vụ hè - thu năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào trồng hơn 400 ha sắn KM 94, tập trung ở các xã Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thọ và Quảng An...

Năm 2013, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho nhiều ruộng mía ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là tại thị xã Ninh Hòa, với tổng diện tích bị bệnh lên đến 1.174 ha. Đến vụ mía năm nay, bệnh trắng lá mía tiếp tục lây lan trên địa bàn thị xã, với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Hiện nay, nông dân ở An Giang dang vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên ít sâu bệnh, bên cạnh đó, nông dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì vậy đa phần diện tích lúa hè thu đều trúng mùa. Niềm vui của người nông dân được nhân đôi khi giá lúa hiện nay đang ở mức cao và dễ tiêu thụ...

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), với hơn 1.700 ha cho thu hoạch, vụ này sản lượng na toàn huyện ước đạt 11 nghìn tấn, giảm 1,3 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái.