Xây dựng cánh đồng lớn cà phê

Theo dự án, vùng nguyên liệu cà phê sẽ được triển khai ở 3 huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và Tân Phú với tổng diện tích khoảng 620 hécta và có 578 hộ tham gia. Trong đó, huyện Tân Phú sẽ xây dựng cánh đồng lớn cà phê với diện tích khoảng 200 hécta tại xã Phú Lộc.
Tổng công ty Tín Nghĩa sẽ ký hợp đồng liên kết mua toàn bộ sản phẩm đạt chứng nhận 4C cho nông dân theo giá thị trường và cộng thưởng thêm 100 đồng/kg cho hợp tác xã và 300 đồng/kg cho các hộ tham gia.
Nếu địa phương nào chưa có hợp tác xã thì Tổng công ty Tín Nghĩa sẽ cử đại lý thu mua trực tiếp từ nông dân. Qua buổi lấy ý kiến, 100% hộ nông dân có mặt đã thống nhất tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.

Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.

Mủ cao su 2 năm trở lại đây liên tục giảm. Người trồng cao su lại đua nhau chặt bỏ vườn cây được mệnh danh là “vàng trắng” để chuyển sang những cây trồng khác, như mì, mía.

Trong thông báo gửi cho giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo) mới đây, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện nay hội viên và người trồng cao su Việt Nam đang gặp khó khăn do giá cao su thiên nhiên giảm xuống thấp hơn giá thành và đời sống nông dân cao su, người kinh doanh cao su đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.