Xây Dựng Ao, Lồng Nuôi Cua Gạch

Có thể nuôi cua trong ao hoặc trong lồng. Nếu nuôi cua trong ao, quy cách ao và cách xây dựng cũng tương tự như nuôi cua con thành cua thịt. Nếu nuôi trong lồng nên theo quy cách sau: Lồng dài 2-3m, rộng 1,5-2m. Lồng được làm bằng tre hay gỗ chịu nước, các thanh tre mỏng, bản rộng khoảng 3cm được đóng song song cách nhau 1,5-2cm, mặt trên có miệng với nắp đậy 0,5mx0,5m.
Nên ngăn lồng thành 2-3 ngăn để cua phân bố đều trong lồng và tăng không gian hoạt động, đồng thời có thể dùng để phân loại cua khi thu hoạch nếu cần thiết.
Nên dùng tre hoặc dùng thùng nhựa để làm phao và giữ lồng luôn ngập 0,7-1m nước. Lồng được đặt ở ven sông nơi có nước chảy vừa phải, không bị nhiễm bẩn, có neo hay cọc giữ lồng để không bị cuốn trôi.
Có thể bạn quan tâm

Cua đồng là đối tượng thủy sản quen thuộc, gắn bó với bà con nông dân của chúng ta từ xưa đến nay. Nuôi cua đang là một nghề mới rất hấp dẫn người dân và rất có tiềm năng. Cua sống hoang dã, rất ít bệnh tật nhưng khi đưa vào nuôi với mật độ cao hơn so với ngoài tự nhiên; cũng cần một số biện pháp kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trại sản xuất cua giống nên xây dụng ở gần biển, có nguồn nước tốt, ở vùng đầm phá, rừng ngập măn ven biển có nhiều cua sinh sống, gân vùng nuôi cua, có điều kiện giao thông thuận lợi, có nguồn điện lưới quốc gia, an ninh tốt.

Cua biển có tên tiếng Anh là mud-crab, green crab, hay mangrove crab; tên tiếng Việt gọi là cua biển, cua sú, cua xanh, cua bùn, loài phân bố chủ yếu ở vùng biển nước ta là loài Scylla paramamosain (cua sen) và loài Scylla olivacea (cua lửa). Hai loài nầy là một trong những loài cua biển có kích thước lớn.

Cua đồng có tập tính sinh sống bò dưới đáy ao và đào hang chui rúc, có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa nên khâu quản lý phải cẩn trọng. Cua đồng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn tấm, cám, lúa, khoai, củ, cua, cá và cả thức ăn công nghiệp của cá.

Tận dụng những cái thùng nâng giàn quạt nước trong vuông tôm công nghiệp, anh Nguyễn Văn Nguyên (ở Bến Tre) đã cải tiến thành thùng nuôi cua biển. Năm 2009, anh nuôi thử nghiệm 700 thùng cua biển, đạt hiệu quả rất khả quan, thu lợi nhuận gần 50 triệu đồng.