Xây Dựng 7 Mô Hình Cánh Đồng Lớn Giai Đoạn 2014 - 2020

Ngày 7-10, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, ngành Nông nghiệp đã có kế hoạch phát triển “Cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa giai đoạn 2014 - 2020.
Theo đó, ngành sẽ xây dựng 7 mô hình “Cánh đồng lớn” ở 7 huyện, với mỗi cánh đồng có quy mô từ 300 - 500 ha và gắn với sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Các mô hình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng bền vững; giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông sản theo hướng tập trung, với khối lượng lớn, chất lượng cao;
Đồng thời mở rộng liên kết “4 nhà” và tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu với quy mô lớn (có thể 10.000 - 20.000 ha), nhằm tạo điều kiện hình thành chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng cho lúa; hình thành vùng sản xuất lúa hiện đại, gắn với xây dựng nông thôn mới và tiêu thụ sản phẩm; khai thác tối đa tiềm năng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành sản xuất thông qua tổ chức liên kết sản xuất…
Có thể bạn quan tâm

Hôm qua 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm Phát triển Ca cao tại Bình Phước.

VN tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Thế nhưng, đến giờ vẫn chưa có thương hiệu cà phê ngoại nào hoạt động tại thị trường nội địa lấy cà phê Việt sử dụng trong chuỗi của mình.

Từ đầu năm đến đầu tháng 4-2014, trên địa bàn tỉnhThanh Hóa đã xảy ra 9 ổ dịch thủy sản của tôm sú, tôm thẻ chân trắng và ngao Bến Tre. Trong đó, 225,8 ha tôm sú tại xã Hoằng Phụ, Hoằng Lưu (Hoằng Hóa), Quảng Phú (TP Thanh Hóa), Đa Lộc (Hậu Lộc)... bị bệnh đốm trắng; 8,5 ha tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh tại xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia); ngao nuôi Bến Tre chết rải rác ở 155 ha nuôi tại các xã Hải Lộc (Hậu Lộc), Quảng Nham (Quảng Xương).

Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.

Tôm hùm có giá trị xuất khẩu, kinh tế cao. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, trong khi đó việc nuôi tôm thương phẩm lại thiếu tính bền vững.