Xây dựng 5 xã an toàn dịch bệnh

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch 759/KH-CCTY về xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh lở mồm long móng trâu, bò, heo và dịch tả heo đối với các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Bao gồm xã An Sơn, TX.Thuận An; xã Tân Long, huyện Phú Giáo; xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng; xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên; xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng.
Theo lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh, kế hoạch xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh lở mồm long móng trâu, bò, heo và dịch tả heo đối với 5 xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là một nội dung mới thực hiện lần đầu.
Đây là nội dung quan trọng trong dự án an toàn dịch bệnh trên động vật của tỉnh Bình Dương với mục tiêu từng bước giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất trong sản xuất, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong xu thế hội nhập thế giới nhất là khi Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết và sắp có hiệu lực.
Có thể bạn quan tâm

Thời vụ thích hợp trồng chuối tiêu hồng vào mùa xuân (tháng 2 - 4) và mùa thu (tháng 8 - 10). Mật độ trồng: Hàng cách hàng 2,2 m, cây cách cây 2,5 m, tương đương 60 - 70 cây/sào (sào Bắc bộ 360 m2).

Bà Lê Thị Ngọc Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hương Giang (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, toàn xã hiện có trên 50% số hộ chăn nuôi đủ điều kiện đã được xây dựng, lắp đặt bể khí biogas.

Với gói kỹ thuật đồng bộ gắn với phương pháp canh tác theo hình thức làm đất tối thiểu, năng suất ngô vụ đông có thể tăng bình quân từ 4,5 tấn lên 6 tấn/ha, giảm được ít nhất ½ chi phí SX.

Giữa tình hình khó khăn do nắng hạn gay gắt khiến vụ thu hoạch ngô ở Sơn La chậm hơn 20 – 25 ngày, giá ngô thương phẩm giảm làm thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng.

Ở điều kiện bình thường, cây trồng sử dụng được 30 - 45% lượng đạm, 40 - 45% lượng lân, 40 - 50% lượng kali.