Xây Dựng 40 Mô Hình Sử Dụng Phân Viên Nén Nhả Chậm

Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.
Theo đó, mỗi huyện sẽ xây dựng 4 mô hình (2 mô hình lúa, 2 mô hình ngô), mỗi mô hình 1.000 m2. Công ty hỗ trợ mỗi mô hình 38 kg phân viên nén nhả chậm các loại, gồm: phân viên nén dúi; phân viên nén vãi tùy theo điều kiện canh tác; cử cán bộ hướng dẫn nông dân kỹ thuật sử dụng phân viên nén, cách chăm sóc lúa, ngô...
Trước đó, vụ xuân năm 2013, Công ty đã xây dựng mô hình sử dụng phân viên nhả chậm bón dúi cho lúa trên diện tích 2.000 m2 tại xã Lê Lai, huyện Thạch An; hỗ trợ 72 kg phân viên nén dúi trị giá 1 triệu 152 nghìn đồng. Bước đầu được nông dân đánh giá là dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí , giảm 40% công lao động so với phương thức canh tác truyền thống.
Đặc biệt, sử dụng phân bón viên nén nhả chậm không gây ô nhiễm môi trường, chỉ bón một lần đã đầy đủ lượng phân bón theo quy trình kỹ thuật. Lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, đồng đều, cứng cây, bông lúa to thể hiện rõ đặc điểm của giống, ruộng sạch cỏ dại, năng suất đạt 7 tấn/ha, cao hơn năng suấ bình quân(5,4 tấn/ha).
Có thể bạn quan tâm

Từ sáng sớm tới chiều muộn, chợ Hà Vỹ không lúc nào ngớt người ra vào. Người mua kẻ bán mặc cả, gia cầm kêu inh ỏi. Vợ anh Thường, chủ ki ốt B3 cho biết, đều như vắt chanh, ngày hai lượt chiếc loa truyền thanh chợ Hà Vỹ oang oang bản tin cảnh báo dịch cúm H5N6.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, ở xã Long An (Châu Thành, Tiền Giang) cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, Cty CP Rau quả Tiền Giang đã thu mua hơn 12 triệu trứng cút của trang trại để chế biến trứng cút đóng lon XK sang Nhật Bản.

Thay vì đợi tới khi vào vụ để bán mía cho các nhà máy ép đường, nhiều nông dân ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã chọn cách bán mía chục (bán cây lẻ) cho thương lái làm nước giải khát.

Theo Cty CP Chế biến tinh bột sắn XK Bình Định (BDSTAR), từ đầu vụ SX (cuối tháng 8/2014) đến nay, giá thu mua sắn là 1.850đ/kg với sắn có hàm lượng tinh bột đạt 30%. “Giá sắn chỉ cần đứng ở mức 1.000đ/kg nông dân đã có lãi”, ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát (Bình Định), khẳng định.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.