Xây Dựng 40 Mô Hình Sử Dụng Phân Viên Nén Nhả Chậm

Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.
Theo đó, mỗi huyện sẽ xây dựng 4 mô hình (2 mô hình lúa, 2 mô hình ngô), mỗi mô hình 1.000 m2. Công ty hỗ trợ mỗi mô hình 38 kg phân viên nén nhả chậm các loại, gồm: phân viên nén dúi; phân viên nén vãi tùy theo điều kiện canh tác; cử cán bộ hướng dẫn nông dân kỹ thuật sử dụng phân viên nén, cách chăm sóc lúa, ngô...
Trước đó, vụ xuân năm 2013, Công ty đã xây dựng mô hình sử dụng phân viên nhả chậm bón dúi cho lúa trên diện tích 2.000 m2 tại xã Lê Lai, huyện Thạch An; hỗ trợ 72 kg phân viên nén dúi trị giá 1 triệu 152 nghìn đồng. Bước đầu được nông dân đánh giá là dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí , giảm 40% công lao động so với phương thức canh tác truyền thống.
Đặc biệt, sử dụng phân bón viên nén nhả chậm không gây ô nhiễm môi trường, chỉ bón một lần đã đầy đủ lượng phân bón theo quy trình kỹ thuật. Lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, đồng đều, cứng cây, bông lúa to thể hiện rõ đặc điểm của giống, ruộng sạch cỏ dại, năng suất đạt 7 tấn/ha, cao hơn năng suấ bình quân(5,4 tấn/ha).
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, giá cá tại các chợ trên địa bàn xã Vĩnh Xương như: cá chốt giấy, cá rô đồng có giá từ 60.000 – 80.000đ, cá Mè Vinh có giá từ 50.000đ – 60.000đ. Nhờ vậy, mà các hộ làm nghề đánh bắt thủy sản cũng có thêm thu nhập cao ở lúc cuối lũ, bình quân mỗi ngày các hộ này, có thu nhập từ 150.000đ trở lên, qua đó góp phần năng cao đời sống của người dân vùng lũ đầu nguồn Tân Châu hiện nay.

Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC - Sóc Trăng 2014, tỉnh Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 5 dự án nông nghiệp, nông thôn với số tiền 1.000 tỷ đồng.

Tiền Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều lợi thế phát triển vùng cây ăn trái. Để tạo bước chuyển biến, tỉnh ta đã xác định 7 loại trái cây đặc sản cần khuyến khích đầu tư phát triển và đã hình thành các vùng chuyên canh như: Xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, khóm Tân Phước.

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): 9 tháng năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD.

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa, đồng bào dân tộc thiểu số của xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đang khẩn trương bước vào mùa thu hoạch lúa lai. Vụ này, bà con ở đây đã chú trọng đưa vào gieo cấy các loại giống lúa lai nên đã đem lại năng suất cao và chất lượng gạo thơm, ngon.