Xây Dựng 26 Mô Hình Giảm Nghèo Nhanh

Ngày 13.6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong năm 2014 này, tỉnh đã đồng ý cho huyện Lạc Dương xây dựng 26 mô hình chăn nuôi và trồng trọt trong vùng đồng bào DTTS huyện Lạc Dương (huyện có gần 80% đồng bào DTTS sinh sống) theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.
Đến đầu tháng 6, huyện Lạc Dương đã triển khai được 13 mô hình thâm canh cây cà phê; các mô hình còn lại sẽ được huyện triển khai trong 6 tháng còn lại của năm 2014. Nguồn vốn này được trích từ chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững và vốn của Chương trình 135.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện đề án phát triển trạm bơm điện huyện giai đoạn 2011-2015, trong 3 năm (2011-2013) huyện Cao Lãnh đầu tư xây dựng được 42/57 công trình trạm bơm điện, đạt 76,68% kế hoạch đề án, phục vụ tưới tiêu cho gần 7.300ha/7.400ha đất sản xuất, đạt 98,5% kế hoạch đề án.

Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.

Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.