Xây 3 Căn Nhà Đẹp Nhờ Trồng Rau Sạch

Ông Lê Xuân Chắc (ngụ ấp Bình Phong, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) được nhiều người biết đến bởi ông được xem là người đi đầu trong việc trồng rau sạch tại địa phương.
Vốn là bộ đội được điều động từ Bắc vào Nam làm nhiệm vụ nhưng sau khi xuất ngũ (năm 1967), ông không trở về quê mà chọn mảnh đất Tây Ninh để ở lại lập nghiệp cùng gia đình.
Ông Chắc kể, trên diện tích đất khai phá được, gia đình ông trồng đủ các loại cây trồng nhưng đa phần đều không mang lại hiệu quả kinh tế. Từ 15 năm trở lại đây, gia đình đã chuyển hướng sang trồng rau sạch, khi ấy tại đây vẫn còn chưa có ai trồng. Ban đầu chỉ trồng trên một phần đất nhưng thấy hiệu quả nên gia đình ông đã quyết định trồng hết trên toàn diện tích đất vườn.
Hiện nay, với diện tích trên 2.000m2, gia đình ông Chắc đã kết hợp trồng nhiều loại rau khác nhau như xà lách, ngò, dền, cải xanh, cải ngọt,… trong đó chủ yếu là trồng cải. Do thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cũng như được chăm sóc tốt nên vườn rau cải nhà ông phát triển nhanh. Tính từ thời điểm trồng đến khi thu hoạch chỉ mất từ 16 – 18 ngày. Mỗi đợt như vậy, gia đình ông đã có thể thu về từ 5 – 6 triệu đồng. Khi tới đợt thu hoạch, các thương lái tự đến nhà thu mua tại chỗ, gia đình không cần mang đi giao hay đem ra chợ bán.
Trao đổi với chúng tôi, ông Chắc cho rằng trong các loại cây trồng chỉ có trồng rau là mang lại hiệu quả nhất. Bởi thời gian thu hoạch ngắn, thu hồi vốn nhanh, đầu tư ít tốn kém. Theo tính toán của ông, trừ đi các khoản chi phí mỗi năm gia đình ông thu lợi trên 100 triệu đồng từ trồng rau. Cũng nhờ vậy mà cuộc sống gia đình được ổn định, ông đã xây được 3 căn nhà khang trang cho những người con của mình ổn định cuộc sống, với trị giá mỗi căn trên 200 triệu đồng.
Điều đáng khâm phục là toàn bộ các công đoạn làm đất, trồng rau, tưới nước, bón phân hay thu hoạch vườn rau trong những năm qua đều do vợ chồng ông thực hiện. Còn những người con của ông đều đã đi làm xa, không thể giúp ông trong việc trồng rau.
Ông Trương Triệu Hồng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Bình cho biết, trong xã có nhiều hộ dân trồng rau và có cuộc sống khá lên. Riêng đối với gia đình ông Chắc, do có kinh nghiệm lâu năm trong trồng rau cho năng suất cao, thu nhập ổn định. Ngoài việc là nông dân sản xuất tiêu biểu của xã, ông còn là một trong những người nhiệt tình, hăng hái trong các phong trào của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Bình Định đang trong mùa nắng nóng gay gắt, nhu cầu giải khát của người dân tăng cao, đây là điều kiện để cây rau má ở phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) tăng giá.

Vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình thâm canh lúa cải tiến tại các địa phương trong tỉnh, kết quả rất khả quan.

Trong 2 ngày (21và 22-8), Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Pleiku tổ chức thả trên 116 ngàn con cá giống ra hồ B công trình thủy lợi Biển Hồ, thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.