Xám Mã Lại

Những con gà mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc đặm đều đựơc gọi chung là xám mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu:
Nhất xám khô, nhì ô ướt.
Hợp cách về màu
Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, đối với những vị sư kê đã từng đá gà ở miền Nam thì sự hợp cách cũng đã được nhiều người chú ý và áp dụng. Những dữ kiện về hợp cách của màu lông sau đây là dữ kiện do một hội viên của Hội Gà Nòi Việt Nam cung cấp. Những dữ kiện này không phải là tiêu chuẩn chính thức do một cơ quan có thẩm quyền nào đặt ra mà chỉ là những dữ kiện đã từng được các vị sư kê tại miền Nam áp dụng thời trước năm 1975.
Màu chân
Gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám mã lại và ó mã lại có bộ lông màu nâu.
Màu mỏ
Màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cách
Màu mắt
Gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khônMắt màu trắng thường là nhất phẩm. Gà dữ
Mắt màu đen là nhị phẩm. Gà hiểmMắt màu vàng thau là tam phẩm. Gà lì
Mắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ở nước khuya.
Hợp cách cho gà Xám Mã Lại là:
Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhấtChân xanh + mắt trắng = Hạng nhì
Chân đen + mắt trắng = Hạng baChân trắng = Thất cách
Có thể bạn quan tâm

Là người nuôi gà Ai Cập đẻ trứng nhiều nhất làng, đàn gà của anh Bùi Quốc Việt (xã Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc) giúp anh kiếm 30 triệu đồng/ngày. Dân trong làng còn gọi anh là “ông trùm gà đẻ trứng” bởi anh là người đã đưa giống gà này về nuôi tại làng.

Nuôi gà Ai Cập siêu trứng thu 30 triệu đồng mỗi ngày - Phần 2

Gà Ai Cập hay còn gọi là gà "Fayoumi" là một giống gà có nguồn gốc từ vùng Ai Cập và được nhân giống từ lâu trong lịch sử. Đây là giống gà cao sản và cho năng suất cao về sản phẩm trứng gà. Ngay từ thời trước công nguyên, người Ai Cập đã nổi tiếng về việc nuôi gà để lấy trứng.

Kỹ thuật nuôi gà Ai Cập siêu trứng và cách phòng trừ một số dịch bệnh - Phần 2

Gà H’mông được người H’mông thả tự nhiên trên các nương ngô, đồi sắn, tự kiếm ăn cả ngày, tối mới về chuồng nên tập tính còn tương đối hoang dã, thức ăn chủ yếu của chúng là giun, dế, ngô, thóc…