Xác Định Tuổi Của Trâu

Tuổi của trâu là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quan trọng của một con trâu, tuy nhiên thật khó để xác định tuổi của chúng và nhiều người vẫn bị lầm lẫn. Căn cứ vào quy luật mọc răng, thay răng và mức độ mòn của răng (đối với răng cửa hàm dưới) người ta có thể biết được tuổi trâu.
Cách xác định tuổi trâu như sau:
- ĐỐi với nghé (trâu con) khi thấy đã mọc đủ 8 răng sữa thì nó đã được 6-7 tháng tuổi. Với bê (bò con) là 1 tháng tuổi.
- Đối với trâu, khi thấy 2 răng sữa chính giữa (răng số 1) rụng là trâu được 20-22 tháng tuổi.
Từ tuổi này, trâu bắt đầu thay từ răng sữa thành răng trưởng thành; có thể căn cứ vào đó để xác định thời gian.
- Nếu thấy 2 răng trưởng thành chính giữa (1) mọc bằng, đồng thời 2 răng sữa áp chính giữa (răng số 2) rụng, là trâu 2 năm tuổi.
- Khi 2 răng trưởng thành áp chính giữa (2) mọc bằng là trâu đã 3 tuổi.
- Nếu 2 răng sữa áp góc (răng số 3) rụng, trâu đã 3 tuổi rưỡi.
- Khi 2 răng trưởng thành áp góc (số 3) mọc bằng, trâu 4 tuổi.
- Khi 2 răng sữa ở góc (răng số 4) rụng, trâu đã được 4 tuổi rưỡi.
- Và nếu 2 răng trưởng thành ở góc (4) mọc là trâu 5 tuổi.
Đến đây, trâu đã thay xong toàn bộ 8 chiếc răng cửa hàm dưới, nên ta phải căn cứ vào tình trạng mòn của răng trưởng thành để đoán tuổi trâu như sau:
- Nếu 2 răng ở góc (4) bắt đầu mòn, các răng khác đã mòn thành hình vệt dài, trâu đã 6 tuổi.
- Khi 2 răng áp góc (3) mòn thành hình tròn và 2 răng chính giữa (1) mòn thành hình vuông là trâu 9 tuổi.
- Nếu 2 răng chính giữa (1) xuất hiện sỉ tinh tròn (dấu vết còn lại của tuỷ răng) là trâu 12 tuổi. Cuối cùng, khi thấy các răng ngắn, thưa dần và lung lay là trâu đã 13 tuổ, già yếu…
Có thể bạn quan tâm

Bệnh chậm sinh, vô sinh ở trâu, bò cái là hiện tượng khi trâu, bò cái tơ đến tuổi sinh sản mà không xuất hiện động dục (trâu 3 năm tuổi, bò 2 năm tuổi trở lên không động dục), trâu bò rạ sau khi sinh (trâu sau 6 tháng, bò sau 3 tháng) không có biểu hiện động dục trở lại hoặc động dục nhưng phối giống nhiều lần không đậu.

Ở nước ta, công tác giống vật nuôi, trong đó có công tác giống trâu chưa được quan tâm đúng mức. Trong tình hình hiện nay, công tác giống trâu cần tập trung chọn lọc để bồi dục và nuôi thuần chủng những con giống tốt, nhằm nâng cao khối lượng, khả năng cho thịt và khả năng cày kéo.

Mỗi loài động vật có một bộ máy tiêu hoá khác nhau, chính vì vậy, các loại thức ăn dùng cho chúng cũng khác nhau. Trâu là động vật nhai lại, có dạ dầy bốn túi, có khả năng tiêu hoá và sử dụng nhiều loại thức ăn mà lợn, gà không sử dụng được. Thức ăn cho trâu rất đa dạng và phong phú.

Đối với trâu, bò rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng. Tuy nhiên, rơm khô có giá trị dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn. Vì vậy, nên chế biến rơm để tăng khả năng tiêu thụ và tỷ lệ tiêu hoá rơm. Ta có thể xử lý rơm trước khi cho trâu ăn.