Xã Xuân Dương (Thường Xuân) Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Nhiều năm nay, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân đặc biệt quan tâm phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, coi đây là khâu đột phá trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Từ năm 2012, xã Xuân Dương đã phối hợp với Công ty CP Chăn nuôi Thái Lan (Công ty CP Thái Lan) chuyển giao công nghệ chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp quy mô khoảng 2.000 con/lứa nuôi.
Đến nay, xã đã có 2 trang trại chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp khép kín được công ty đầu tư thức ăn, giống, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc gà từ giai đoạn hậu bị cho đến khi xuất bán thịt. Đầu ra do Công ty CP Thái Lan ký hợp đồng tiêu thụ. Hiện mỗi trang trại đang nuôi gần 2.000 con/lứa nuôi.
Các hộ chăn nuôi theo quy trình này cho biết: áp dụng quy trình chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp khép kín của Thái Lan cho thu nhập cao và bền vững. Riêng gà nuôi đẻ trứng thu được hơn 80.000 quả/tháng; gà thịt nuôi từ 2 đến 3 tháng có thể xuất bán, sau hơn 1 năm, trừ chi phí đầu tư còn lãi hơn 100 triệu đồng/trang trại.
Hiện, xã Xuân Dương đang tiếp tục thực hiện nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các hộ tham gia phát triển kinh tế trang trại, như: quy hoạch đất, cho thuê đất, hỗ trợ vay vốn đầu tư... Đến nay, xã đã có 5 trang trại chăn nuôi được hỗ trợ, đầu tư theo Chương trình 30a hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.

Trưa, cái nắng đầu hè như đang “rán” chúng tôi trên đường đất cát dẫn đến mô hình trang trại “chăn nuôi tổng hợp” của một kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Anh là Nguyễn Thanh Tuấn (38 tuổi; ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Thuỷ Bằng có khoảng 74 ha thanh trà, nhiều nhất của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Đây là một trong những giống cây chủ lực của địa phương, tập trung chủ yếu ở vùng Tân Ba, Vĩ Dạ và một số thôn khác dọc theo sông Hương như: Cư Chánh 2, Dạ Khê, An Ninh, Dương Phẩm, Võ Xá, Bằng Lãng. Không nhiều, nhưng Thuỷ Bằng cũng có hơn 5ha thanh trà được tham gia sử dụng nhãn hiệu “Thanh trà Huế”.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Thời điểm hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bình Định đang vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi vụ 1. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng thời điểm này đang giảm mạnh khiến cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.