Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa

Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa
Ngày đăng: 12/05/2015

Dẫn chúng tôi đi thăm một vài cánh đồng ở thôn Tả Ván, anh Thượng Duy Dân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Như thời điểm này năm ngoái, bà con đã gieo mạ xong và cày bừa hoàn chỉnh, chuẩn bị gieo cấy. Nhưng năm nay khô hạn quá, các chị thấy đấy, rất nhiều thửa ruộng khô, nứt nẻ đang nằm chờ nước.

Xã đã chỉ đạo nhân dân chủ động dẫn nước về để gieo cấy cho kịp thời vụ nhưng cũng chỉ đáp ứng được gần 1/3 diện tích”; trong khi, nguồn lương thực của nhân dân lại chủ yếu trông chờ vào vụ Mùa. Do diện tích trồng lúa chỉ cấy được một vụ, nên ngay từ đầu năm, xã đã tích cực huy động nhân dân nạo vét kênh, mương; những đoạn kênh bị hỏng, sạt lở thì bắc ống nhựa, tre để khắc phục.

Tuy nhiên, do phần lớn diện tích ruộng đều là ruộng bậc thang nằm trên các sườn núi, nên việc chủ động nguồn nước cho sản xuất vụ Mùa gặp rất nhiều khó khăn. Vụ Mùa này, xã chỉ đạo nhân dân gieo cấy 96 ha lúa, chủ yếu là các giống lúa Shan Ưu 63, Nhị Ưu 838 và giống lúa thuần. Nhưng do khó khăn về nguồn nước nên đến thời điểm hiện tại người dân vẫn chưa gieo mạ được.

Đang tranh thủ bừa thửa ruộng ở gần nhà do chủ động được nước sớm, lau những giọt hôi trên mặt, anh Bòng Văn Đoàng, thôn Tả Ván chia sẻ: “Vụ Mùa này, gia đình tôi cấy 2 ha lúa, chủ yếu là giống Shan Ưu 63 và lúa nếp địa phương. Mọi năm bằng giờ này là chuẩn bị cấy rồi, nhưng năm nay không có nước nên giờ mới chuẩn bị gieo mạ. Gia đình tôi phải đào mương, dẫn nước tận khe suối bên kia về nên thửa ruộng này mới có nước đấy”. 

Chủ tịch UBND xã Mai Hồng Thái, cho biết: Xã vẫn đang tích cực chỉ đạo và trực tiếp xuống tận thôn, bản; giúp bà con tu sửa kênh,  mương, chủ động nguồn nước để đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Với những diện tích đã có nước thì chỉ đạo nhân dân làm đất và tiến hành gieo mạ. Còn những diện tích không chủ được nước thì chuyển sang trồng rau màu các loại như: Ngô, đậu tương,... để đảm bảo nguồn lương thực cho bà con.

Xín Chải đang bước vào một mùa vụ mới. Cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con nơi đây vẫn đang tích cực đẩy nhanh tiến độ sản xuất để vụ Mùa này đạt năng suất cao, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản

Đó là ông Nguyễn Văn Tự, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Năm 2010, ông mạnh dạn đầu tư hàng triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường, trồng thêm cỏ làm thức ăn xanh cho bò.

22/01/2015
Hơn 60 Vạn Cây Giống Cho Vụ Xuân Hơn 60 Vạn Cây Giống Cho Vụ Xuân

Năm nay, các giống cây lâm nghiệp đều được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thay vì bằng hom, hạt như trước đây. Ưu điểm của phương pháp này là cây giống sạch bệnh, độ đồng đều cao, sinh trưởng, phát triển tốt, thân mọc thẳng, ít phân cành.

23/01/2015
Việt Nam Đã Nhập Khẩu Trên 1.200 Tấn Táo Từ Mỹ Việt Nam Đã Nhập Khẩu Trên 1.200 Tấn Táo Từ Mỹ

Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết, cuối giờ chiều ngày 21-1, Cục BVTV đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam phối hợp cung cấp thêm thông tin chi tiết từ phía Mỹ để giúp Việt Nam nhanh chóng truy suất, thu hồi táo của Mỹ nhiễm khuẩn trên thị trường Việt Nam nếu có.

23/01/2015
Lãi Trăm Triệu Một Vụ Dưa Lê Vàng Lãi Trăm Triệu Một Vụ Dưa Lê Vàng

Hồ hởi bên ruộng dưa vừa thu hoạch, ông Nguyễn Văn Luôn, ngụ xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: “Năm nay tôi trồng thử nghiệm 1,5ha nhưng nhờ khí hậu thuận lợi nên năng suất dưa lê đạt gần 50 tấn. Sau khi thu hoạch xong, khấu trừ các khoản chi phí, lãi trên 200 triệu đồng. Nếu so với trồng lúa thì trồng dưa lê lợi nhuận cao hơn gấp 10 lần”.

23/01/2015
Việt Nam Dự Kiến Xuất Khẩu 900 Ngàn Tấn Gạo Trong Quý I/2015 Việt Nam Dự Kiến Xuất Khẩu 900 Ngàn Tấn Gạo Trong Quý I/2015

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa đưa ra kế hoạch xuất khẩu gạo trong năm 2015. Theo đó, trong quý I/2015, các DN trong nước dự kiến xuất khoảng 900 ngàn tấn gạo đi các thị trường.

23/01/2015