Xã Tả Lủng Phát Triển Chăn Nuôi Theo Nhóm Hộ

Trong những năm trở lại đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển KT - XH. Nhiều hộ dân đã biết đưa các loài vật nuôi mới, có giá trị vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; đặc biệt là mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ.
Gia đình anh Hoàng A Páo, thôn Há Chế là một trong những hộ điển hình trong xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ của xã. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình xây dựng Nông thôn mới, anh đã vận động 18 hộ thành lập nhóm hộ chăn nuôi lợn, thỏ và chim bồ câu để phát triển kinh tế.
Với số vốn được vay là 60 triệu đồng, anh đã đầu tư mua 11 con lợn giống, 300 đôi bồ câu và 30 đôi thỏ, các con giống được anh lựa chọn kỹ càng, đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là giống lợn rừng. Sau 5 tháng triển khai, đến nay đàn lợn của gia đình anh đã tăng lên 32 con, trong đó có 16 con lợn rừng; bồ câu hơn 400 đôi và thỏ là 60 đôi; giá trị ước tính trên 150 triệu đồng.
Để đảm bảo cho mô hình đạt hiệu quả cao, anh tập trung mở rộng quy mô trang trại, học và tìm hiểu về các kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như các chế độ dinh dưỡng cho từng loại vật nuôi. Anh Páo chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi cũng thực hiện chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm; trong quá trình thực hiện thấy có hiệu quả, tôi đã họp bàn với một số gia đình khác cùng nhau tham gia nhóm hộ. Bước đầu thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm.
Được sự giúp đỡ của xã và tự tìm hiểu trên các trang mạng, đến nay việc chăn nuôi đã dần đi vào ổn định và có tỷ lệ tăng về đàn và chất lượng”
Từ hiệu quả bước đầu, anh Páo và các gia đình trong nhóm đã tiến hành nhân rộng ra các thành viên khác để cùng nhau phát triển kinh tế. Sau khi họp bàn, mỗi hộ sẽ nhận nuôi từ 3-6 đôi chim bồ câu và 1-2 con lợn tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu của từng gia đình.
Trong 8 hộ nhận nuôi chim bồ câu thì hộ ông Mua Dũng Sính, thôn Tả Lủng B là một trong những hộ thực hiện đạt hiệu quả cao.
Mặc dù chưa có điều kiện xây dựng chuồng trại quy mô, nhưng ông đã chăm sóc và nuôi dưỡng rất tốt đàn bồ câu của mình; sau 1 tháng nhận nuôi, hiện đàn bồ câu nhà ông đã nhân lên gần gấp đôi. Ông Sính tâm sự: “Gia đình nhận nuôi 4 đôi chim bồ câu từ anh Páo, hiện chim đã đẻ được 3 đôi, tôi rất mừng và thấy nuôi chim bồ câu cũng dễ, không tốn kém và mất thời gian, chim nhanh lớn, dễ bán”.
Cùng với ông Sính, nhiều gia đình khác trong nhóm chăn nuôi của anh Páo đã thực hiện có hiệu quả và nhân rộng mô hình đến các hộ lân cận, qua đó giúp người dân có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình. Trong quá trình thực hiện mô hình chăn nuôi tập trung, anh Páo và các hộ trong nhóm đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt từ mô hình chăn nuôi tập trung mang lại, xã Tả Lủng đang từng bước đầu tư phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi tập trung ra địa bàn toàn xã.
Là xã điểm về xây dựng NTM, Tả Lủng đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao và phù hợp để thực hiện. Mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ đang là một trong những hướng phát triển kinh tế mới của xã, mô hình không những đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực mà còn giúp các hộ dân đoàn kết gắn bó giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi đến 3 cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại phường 3, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) hỏi mua thuốc ngâm cho trái cây mau chín thì có 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và quả quyết trái sống, non cỡ nào mang đi ngâm thuốc thì 1 - 2 ngày sau trái cũng sẽ chín.

Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do đó, từ những hộ dân trồng manh mún ban đầu, đến nay, xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã có khoảng 60 hộ trồng bưởi Diễn với tổng diện tích trên 30 ha.

Thăm vườn đu đủ Long An ruột vàng của gia đình nông dân Dương Trường Sơn (39 tuổi), ở thôn 4, xã Tân Phúc (Hàm Tân - Bình Thuận), chúng tôi ghi nhận cách làm mới anh đang áp dụng trên vùng đất còn nhiều khó khăn. Để có vườn đu đủ xanh tốt, cho trái nhiều như hiện nay, anh Sơn trải qua bao vất vả khổ cực.

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của khách hàng, nên từ sản xuất mai vàng, cơ sở của anh Hồ Thanh Tòng ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) chuyển sang trồng các loại kiểng trái.

Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.