Xã Quang Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập 360 Triệu Đồng/ha/năm

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, xã Quang Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) chỉ đạo bà con nông dân trồng ớt xuất khẩu.
Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.
Hiện nay, xã Quang Lộc có 13 ha trồng ớt xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các thôn: Hiển Vinh, Tường Lộc, Yên Khê. Theo tính toán của bà con nông dân trồng ớt xuất khẩu cho thu nhập 360 triệu đồng/ha/năm, cao hơn gấp 3 lần so với trồng các loại rau màu trước đây. Được biết, xã Quang Lộc có kế hoạch nhân rộng mô hình trồng ớt xuất khẩu với diện tích 30 ha trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

Từ năm 2001 đến nay, do dịch bệnh, thua lỗ, diện tích nuôi tôm ngày càng giảm, tốc độ giảm bình quân 2,91%/năm. Năm 2012, diện tích nuôi tôm giảm, chỉ còn 2.112 ha, giảm 15,5% so năm 2011, nhưng diện tích tôm bệnh lại tăng, lên đến 870,1 ha, gấp 2 lần so năm 2011 (năm 2011 diện tích tôm bệnh: 434,5 ha).

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) vừa phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng phường Cam Thuận (Cam Ranh) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bớp cho 40 ngư dân phường Cam Thuận và Cam Phú.

Hiện Campuchia đang bùng phát dịch cúm A H5N1, còn Trung Quốc là dịch cúm A H7N9, vì thế nhiều cơ sở, trang trại nuôi gà đã tăng cường phòng dịch để bảo vệ đàn gia cầm.

Giá nghêu tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng vọt trong tuần qua do tình trạng nghêu chết hàng loạt.