Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sò Huyết Ô Loan Đổi Hình Thay Dạng

Sò Huyết Ô Loan Đổi Hình Thay Dạng
Ngày đăng: 10/04/2013

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

Sò huyết Ô Loan kích cỡ bằng ngón tay cái trung bình, còn các loại sò đang bày bán thì to hơn nhiều. Khi thắc mắc thì một người dân giải thích: “Nói thiệt với anh đây là sò huyết ở Sông Cầu (Phú Yên) và sò lông Cam Ranh (Khánh Hòa) do người khác chở ra bỏ mối cho chúng tôi bán lại, chớ sò huyết trong đầm bây giờ hiếm lắm”.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết (57 tuổi) ở xã An Ninh Đông ven đầm, trước đây ngư dân các xã An Cư, An Ninh Đông, An Hải… đến mùa sò huyết xuất hiện, từng tốp người, nhất là phụ nữ bơi sõng ra giữa đầm chỉ cần dùng chân rà bắt. Mỗi ngày thu nhập trung bình khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Có thời điểm sò huyết sinh sản nhiều, có ngày người đi bắt bán bỏ túi 500.000 đồng/người. Gần đây, sò huyết cạn kiệt, khan hiếm. Muốn bắt, ngư dân phải mang bình hơi lặn dưới nước 3 - 4 giờ. “Một ngày lặn ngụp ròng rã, nổi ngứa ngáy khắp người mà bắt được 2 - 3 kg là may lắm”, anh Nguyễn Văn Lục, người dân xã An Ninh Đông, cho biết.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Hồ Thanh Hiếu, Bí thư Đảng ủy xã An Cư ven đầm Ô Loan, thừa nhận: “Hiện các loại sò bày bán ở đây là từ các nơi khác mang đến. Mấy năm gần đây, do nguồn nước đầm bị ô nhiễm nên các loại thủy sản trong đầm chết dần. Các ngành chức năng của tỉnh đã mấy lần thả sò huyết giống nhân giống từ sò huyết bố mẹ ở đầm Ô Loan nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu này. Tuy nhiên do bà con ngư dân cứ khai thác theo kiểu tận thu, cộng với nguồn nước trong đầm xuống cấp trầm trọng nên giờ sò huyết dần vắng bóng”.

Do cửa biển An Hải không mở nên nước trong đầm không thoát được. Bên cạnh đó, các điểm sơ chế sứa thủ công, vỏ sò, vỏ hàu... sau khi làm xong cứ đổ hết chất thải xuống đầm làm cho nguồn nước ngày càng bị hủy hoại. Ông Nguyễn Phụng Ngoạn, quyền Chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho hay: “Hiện đã có dự án khai thông cửa biển An Hải nhưng giai đoạn đầu đang thi công tiểu dự án cầu Long Phú, sau đó mới thi công tiếp. Đây là một dự án lớn do Sở NN-PTNT tỉnh làm chủ đầu tư phải triển khai nhiều hạng mục trong thời gian nhiều năm”.


Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt heo giống lăn đùng ra chết Hàng loạt heo giống lăn đùng ra chết

Hơn 1 tháng qua, nhiều hộ nuôi heo ở xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa, Phú Yên) lo lắng vì heo bị nhiễm bệnh sưng mắt, chết hàng loạt, người nuôi thiệt hại.

17/07/2015
Xoài Đồng Nai được cấp phép vào Nhật Bản Xoài Đồng Nai được cấp phép vào Nhật Bản

Mới đây, sản phẩm xoài của Đồng Nai được Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản cấp phép cho XK vào thị trường này.

17/07/2015
Cách cải tạo ruộng nuôi cua đồng cho năng suất cao Cách cải tạo ruộng nuôi cua đồng cho năng suất cao

Cua đồng được nuôi tại ruộng chiêm trũng là phù hợp nhất, cua nhanh lớn và sinh sản nhanh do chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cho năng suất cao.

17/07/2015
Kỹ thuật tạo ong chúa và nhân đàn lấy mật ong siêu dễ Kỹ thuật tạo ong chúa và nhân đàn lấy mật ong siêu dễ

Mật ong ẩn chứa kho báu giá trị dinh dưỡng và dược liệu trong nhiều thế kỷ. Nó có chứa flavonoid, chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh tim. Vậy có cách nào để buộc ong mật phải sinh sản ra nhiều nguyên liệu tuyệt vời này?

17/07/2015
Hết thời bay trên cánh... đà điểu Hết thời bay trên cánh... đà điểu

Vài năm trở lại đây, do đầu ra khó khăn và con giống khan hiếm, nên việc nuôi đà điểu của người dân Quảng Nam đành bỏ trống chuồng hoặc chuyển sang con vật nuôi khác. Cái thời bay trên cánh... đà điểu ở đây đã không còn.

17/07/2015