Xã Phước Thuận Cưỡng Chế 9 Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Trái Phép Trên Đầm Thị Nại

Sáng 10.12, UBND xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã ra quân cưỡng chế tháo dỡ cọc, lưới của 9 hộ lấn chiếm đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản trái phép trên đầm Thị Nại tại thôn Nhân Ân (ảnh).
Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Thời gian qua, 23 hộ dân ở hai thôn Nhân Ân và Lộc Hạ của xã đã cắm cọc, bao lưới trên đầm, với tổng diện tích khoảng 5 ha để nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép như sìa, tôm, cua, cá… gây cản trở dòng chảy, giao thông trên đầm Thị Nại và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm.
Trước khi cưỡng chế, các hội đoàn thể của xã đã đến từng hộ vi phạm để vận động, thuyết phục. Tuy nhiên, các hộ này không chịu tự nguyện tháo dỡ cọc, lưới và tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền.
Được biết, ngày 11.12, xã Phước Thuận sẽ tiếp tục tháo dỡ các trường hợp vi phạm còn lại tại thôn Lộc Hạ.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=32737
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam hiện là nước chế biến và xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu điều chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc

Trước kia, loại cá thòi lòi chỉ được coi là món ăn của người nghèo nhưng nay đã có mặt trong nhà hàng sang trọng và được thu mua với giá lên tới 400.000 đồng/kg.

CEO Tập đoàn GIC chỉ ra 4 yếu điểm của nông nghiệp Việt Nam khiến nhà đầu tư ngoại ngần ngại rót vốn.

Những ngày này chạy dọc tuyến kênh Cái Sắn về vùng trồng lúa vụ thu đông rộng lớn tiếp giáp 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đến đâu cũng ngồn ngộn lúa...

Vụ sản xuất mía đường 2015 - 2016 đã bắt đầu vào mùa, thế nhưng rất nhiều nhà máy tại các tỉnh trọng điểm về mía đường như Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang... đang như “ngồi trên đống lửa” vì không biết “bói” đâu ra nguyên liệu mía.