Xã Nuôi Bò Lai

Ông Trần Thanh Quận, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú (TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết, con bò là vật nuôi truyền thống ở địa phương.
Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.
“Nuôi bò lai là một trong những thế mạnh của địa phương. Trong những năm qua chúng tôi liên tục phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn bà con tiếp cận cách nuôi bò lai cho hiệu quả cao.
Bên cạnh việc chủ động nguồn thức ăn trồng cỏ để đáp ứng tại chỗ, thì việc phòng ngừa dịch bệnh, đặc biệt là tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định cũng được quan tâm”, ông Quận nói.
Anh Nguyễn Tuấn, một hộ nuôi bò ở thôn Xuân Dục cho biết: “Trước đây, gia đình tôi nuôi bò cỏ với số lượng từ 6 - 7 con nhưng rất vất vả. Do bò đẻ nhiều, thức ăn không đủ, lại chậm lớn nên khi xuất bán thu nhập chẳng bao nhiêu. Khi chuyển sang nuôi bò lai dễ bán, thu nhập cũng khá hơn, trung bình lãi từ 1 - 1,5 triệu đ/tháng”.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Phú Lương có thâm niên nuôi bò lai thịt hơn 10 năm cho biết, nhờ các buổi tập huấn nuôi bò vỗ béo của ngành nông nghiệp mà gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò lai áp dụng hình thức nuôi nhốt.
Đàn bò luôn duy trì trong chuồng từ 5 - 7 con. Ban đầu ông bỏ vốn đầu tư mua bò giống loại 6 tháng tuổi, giá từ 15 - 20 triệu đ/con, về nuôi được 1 năm thì xuất bán từ 30 - 35 triệu đ/con, trừ chi phí ông lãi cả chục triệu đ/lứa.
Cùng với nuôi bò thịt, người dân xã An Phú cũng đầu tư nuôi bò sinh sản. Tiêu biểu như hộ ông Trần Hồng, thôn Xuân Dục nuôi 6 con bò cái. Mỗi năm đàn bò đẻ được 6 bê con. Ông hồ hởi cho biết: “Bê con sinh ra tôi chỉ cần nuôi từ 6 tháng đến 1 năm sẽ bán với giá từ 15 - 20 triệu đ/con”.
Đa số gia đình nuôi bò đều có chuồng trại kiên cố, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh thường xuyên. Ngoài ra, bò còn được bổ sung các loại cám gạo, nước muối và được tiêm phòng đầy đủ. Thị trường tiêu thụ thịt bò đang rộng mở đã giúp người dân An Phú làm giàu.
Ông Trần Thanh Quận cho biết, hàng năm tỷ lệ tiêm phòng vắc xin, đặc biệt là vắc xin lở mồm long móng trên đàn bò của xã luôn đạt trên 90%.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.

Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”, rất nhiều cây trồng, vật nuôi trong tỉnh đã được phát huy hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, với các loại rau màu thì vẫn còn bấp bênh. Cuộc sống người trồng màu vẫn lắm khó khăn. Nguyên nhân, hoa màu tại rẫy bán ra rớt giá liên tục, lại thiếu vắng rau an toàn (RAT) để nâng giá trị của nó và có thị trường ổn định.

Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.