Xã Liên Sơn (Hòa Bình) nuôi bò sữa đem lại hiệu quả kinh tế cao

Điển hình như hoạt động đầy sức thuyết phục của tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn.
Nguyễn Văn Sinh, tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn cho biết: Lúc đầu, các hộ trên địa bàn xã thành lập nhóm cùng sở thích nuôi bò sữa gồm 7 thành viên, tự nguyện đi thực tế học hỏi kinh nghiệm tại trại nuôi lớn ở một số địa phương lân cận.
Năm 2013, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Liên Sơn tập trung hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa với các nội dung: xây dựng chuồng trại, mua con giống, mua máy thái cỏ, trồng cỏ, máy vắt sữa, tập huấn kỹ thuật và thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xóm Liên Khuê. Khi được tiếp cận nguồn vốn vay, các hộ rất phấn khởi và coi đây là động lực để khẳng định sự quyết tâm của mình. Sau 1 năm thực hiện dự án, thấy được hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò sữa mang lại, nhiều hộ đã đăng ký xin gia nhập nhóm.
Đến nay, xã Liên Sơn đã thành lập được tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa với 16 hộ tham gia. Năm 2014, tổ đã được Ban Thường vụ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phê duyệt dự án vay vốn với số tiền 800 triệu đồng cho 16 hộ, mỗi hộ vay 50 triệu đồng. Cùng với nguồn vốn tự có của gia đình, hiện nay tổ hợp tác có tổng số 45 con bò, trong đó 21 con cho sữa. Nhờ đó đã giúp các hộ nâng cao thu nhập.
Theo nhận định của các hộ: Nuôi bò sữa vất vả hơn so với nuôi các loại gia súc, gia cầm truyền thống. Bởi vì yêu cầu phải có diện tích trồng cỏ và phải gắn bó suốt cả ngày với chúng. Nhưng bù lại, bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Hiện nay, mỗi hộ thành viên của tổ hợp tác nuôi 2 - 3 con bò lượng sữa cho khai thác hàng ngày từ 16 - 17kg/con, được Công ty Sữa quốc tế Ba Vì thu mua với giá trung bình 13.000 đồng/kg. Từ mức giá này, bò sữa đang mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Bình quân mỗi con cho thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Tuy thu nhập cao nhưng để áp dụng mô hình chăn nuôi này, người nông dân cần có nhiều vốn để mua bò giống, đầu tư hệ thống chuồng trại, trồng cỏ, thức ăn cho bò. Theo các hộ chăn nuôi, hiện nay số vốn đầu tư cho 1 con bò giống (từ 50 - 60 triệu đồng), muốn có lợi nhuận thì phải nuôi từ 4 - 5 con trở lên trong khi vốn đầu tư ban đầu cho đàn bò, tính cả làm chuồng trại, tiền mua thức ăn... cũng cần đến cả trăm triệu đồng. Số vốn này không nhỏ đối với người nông dân. Bên cạnh đó, nuôi bò sữa cũng phải đầu tư máy vắt sữa và kỹ thuật chăn nuôi cao.
Vì vậy, mong muốn của người chăn nuôi bò sữa là được các cấp, ngành tiếp tục quan tâm mở các lớp đào tạo, giúp nông dân áp dụng KH-KT vào chăn nuôi để đàn bò được khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng nguồn sữa và tạo nguồn vốn vay ưu đãi giúp người chăn nuôi có hướng đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Với hơn 30 công ruộng, nhà lại ít người làm, nên hầu như vụ nào, gia đình ông Trần Din ở ấp Trà ông, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cũng phải tốn rất nhiều chi phí mướn nhân công, từ khâu gieo sạ, cấy dặm, bón phân đến phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa.

Với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng hàng năm đạt trên 400.000 tấn, Bình Thuận là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất và xuất khẩu thanh long. Hiện nay, bằng phương pháp chong đèn kích thích ra hoa rải vụ nên người dân đã chủ động được thời gian thu hoạch, cung cấp cho thị trường quanh năm.

Lấy quy luật giá trị để điều chỉnh sản xuất là một cách nghĩ khôn ngoan. Sản xuất ngô tại miền Bắc đang vấp phải thực trạng là vùng đồng bằng diện tích giảm sâu còn vùng núi diện tích lại tăng nóng.

Hiện nay thời tiết đang vào mùa lạnhvào buổi tối và sáng sớm nhiều sương, nắng nóng vào ban ngày, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn đi kèm với vi khuẩn gây bệnh thối thân, thối gốc xuất hiện, càng làm cho việc phòng trị bệnh trên lúa của nông dân trở nên khó khăn hơn.

Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.