Xã Liên Sơn (Hòa Bình) nuôi bò sữa đem lại hiệu quả kinh tế cao

Điển hình như hoạt động đầy sức thuyết phục của tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn.
Nguyễn Văn Sinh, tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn cho biết: Lúc đầu, các hộ trên địa bàn xã thành lập nhóm cùng sở thích nuôi bò sữa gồm 7 thành viên, tự nguyện đi thực tế học hỏi kinh nghiệm tại trại nuôi lớn ở một số địa phương lân cận.
Năm 2013, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Liên Sơn tập trung hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa với các nội dung: xây dựng chuồng trại, mua con giống, mua máy thái cỏ, trồng cỏ, máy vắt sữa, tập huấn kỹ thuật và thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xóm Liên Khuê. Khi được tiếp cận nguồn vốn vay, các hộ rất phấn khởi và coi đây là động lực để khẳng định sự quyết tâm của mình. Sau 1 năm thực hiện dự án, thấy được hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò sữa mang lại, nhiều hộ đã đăng ký xin gia nhập nhóm.
Đến nay, xã Liên Sơn đã thành lập được tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa với 16 hộ tham gia. Năm 2014, tổ đã được Ban Thường vụ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phê duyệt dự án vay vốn với số tiền 800 triệu đồng cho 16 hộ, mỗi hộ vay 50 triệu đồng. Cùng với nguồn vốn tự có của gia đình, hiện nay tổ hợp tác có tổng số 45 con bò, trong đó 21 con cho sữa. Nhờ đó đã giúp các hộ nâng cao thu nhập.
Theo nhận định của các hộ: Nuôi bò sữa vất vả hơn so với nuôi các loại gia súc, gia cầm truyền thống. Bởi vì yêu cầu phải có diện tích trồng cỏ và phải gắn bó suốt cả ngày với chúng. Nhưng bù lại, bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Hiện nay, mỗi hộ thành viên của tổ hợp tác nuôi 2 - 3 con bò lượng sữa cho khai thác hàng ngày từ 16 - 17kg/con, được Công ty Sữa quốc tế Ba Vì thu mua với giá trung bình 13.000 đồng/kg. Từ mức giá này, bò sữa đang mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Bình quân mỗi con cho thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Tuy thu nhập cao nhưng để áp dụng mô hình chăn nuôi này, người nông dân cần có nhiều vốn để mua bò giống, đầu tư hệ thống chuồng trại, trồng cỏ, thức ăn cho bò. Theo các hộ chăn nuôi, hiện nay số vốn đầu tư cho 1 con bò giống (từ 50 - 60 triệu đồng), muốn có lợi nhuận thì phải nuôi từ 4 - 5 con trở lên trong khi vốn đầu tư ban đầu cho đàn bò, tính cả làm chuồng trại, tiền mua thức ăn... cũng cần đến cả trăm triệu đồng. Số vốn này không nhỏ đối với người nông dân. Bên cạnh đó, nuôi bò sữa cũng phải đầu tư máy vắt sữa và kỹ thuật chăn nuôi cao.
Vì vậy, mong muốn của người chăn nuôi bò sữa là được các cấp, ngành tiếp tục quan tâm mở các lớp đào tạo, giúp nông dân áp dụng KH-KT vào chăn nuôi để đàn bò được khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng nguồn sữa và tạo nguồn vốn vay ưu đãi giúp người chăn nuôi có hướng đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm của Ấn Ðộ trong việc dùng kết hợp hai hệ thống sục khí trong cùng một ao nuôi tôm đã làm tăng đều lượng ôxy trong toàn ao nuôi, giảm dịch bệnh và nâng cao sản lượng

Ngày 13/6/2012, Bộ NNPTNT ban hành Công văn số 1787/BNN-QLCL về việc tăng cường kiểm soát Ethoxyquin trong sản xuất kinh doanh thủy sản và thức ăn thủy sản.

trồng Muoi, muoi đông cô, muoi dong co, nghe trong muoi , trong muoi huong, nuoi trong muoi , ki thuat trong muoi , mo hinh trong muoi , phuong phap trong muoi , cach trong muoi

Một "hai lúa" của thời kỳ đổi mới dám vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống để tìm cho mình một chỗ đứng trên chốn thương trường nghiệt ngã và khẳng định tên tuổi cho sản phẩm của mình, đó là ông Nguyễn Văn Mọi ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hiện sản phẩm của ông thường được người tiêu dùng nhắc đến với thương hiệu Nho sạch "Ba Mọi"

Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 nhưng đến nay, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.