Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Hoằng Yến (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng

Xã Hoằng Yến (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng
Ngày đăng: 01/07/2015

Xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có 195 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 130 ha ở vùng ngoại đê nuôi thủy sản nước lợ. Toàn xã có 72 hộ với trên 200 lao động tham gia nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện chỉ đạo của UBND xã, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã “phá” thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi. Sau khi rà soát diện tích nuôi thủy sản hiện có, xã đã quy hoạch chuyển gần 80 ha (hiện nay đang nuôi tôm sú quảng canh hiệu quả thấp) sang nuôi tôm he chân trắng. Đồng thời, có cơ chế, chính sách khuyến khích các đơn vị, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và kinh nghiệm nhận thầu ao đầm nuôi tôm he chân trắng; đã phối hợp với các đơn vị liên quan tập huấn kỹ thuật cho người nuôi; xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy sản mới cho hộ nông dân học kinh nghiệm; tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng con giống trước khi cung cấp cho người nuôi.

Kết quả, 100% diện tích đã được chủ đồng nuôi xen canh, luân canh đa thời vụ, nguồn thu nhập khá ổn định. Nhiều chủ đồng đã mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, cá diêu hồng, cá vược, cá mú, cá rô phi đơn tính. Điển hình vụ xuân - hè năm 2015 xã đã đưa 17,5 ha vào nuôi tôm he chân trắng (tăng 9,5 ha so với năm 2014). Hiện nay các hộ đã thu hoạch tôm he chân trắng vụ 1-2015, đạt năng suất bình quân 15 tấn/ha/vụ. Các chủ đồng đang chuẩn bị thả giống tôm he chân trắng vụ II-2015.

Tuy nhiên, nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế cao không ổn định; giá cả thị trường biến động; chất lượng kiểm dịch giống chưa cao; nguồn vốn lớn đầu tư cơ sở hạ tầng; môi trường nước ô nhiễm, vv... đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản ở xã.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đối Mặt Nhiều Thách Thức Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đối Mặt Nhiều Thách Thức

Trong nhiều năm qua, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD và trở thành một trong bốn quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới.

30/09/2014
Yên Bái Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Bãi Chăn Thả Gia Súc Yên Bái Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Bãi Chăn Thả Gia Súc

Số lượng đàn gia súc của tỉnh Yên Bái liên tục giảm qua từng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là do bãi chăn thả bị thu hẹp, nguồn thức ăn cho đàn gia súc hạn chế. Vì vậy, muốn tăng đàn, phát triển chăn nuôi, trước mắt cần khắc phục tình trạng thiếu bãi chăn thả.

30/09/2014
Tiền Giang Hết Tôm Nhưng Giá Vẫn Giảm Mạnh Tiền Giang Hết Tôm Nhưng Giá Vẫn Giảm Mạnh

Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.

01/10/2014
Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt

Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.

01/10/2014
Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

01/10/2014