Xã Hoằng Yến (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng

Xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có 195 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 130 ha ở vùng ngoại đê nuôi thủy sản nước lợ. Toàn xã có 72 hộ với trên 200 lao động tham gia nuôi trồng thủy sản.
Thực hiện chỉ đạo của UBND xã, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã “phá” thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi. Sau khi rà soát diện tích nuôi thủy sản hiện có, xã đã quy hoạch chuyển gần 80 ha (hiện nay đang nuôi tôm sú quảng canh hiệu quả thấp) sang nuôi tôm he chân trắng. Đồng thời, có cơ chế, chính sách khuyến khích các đơn vị, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và kinh nghiệm nhận thầu ao đầm nuôi tôm he chân trắng; đã phối hợp với các đơn vị liên quan tập huấn kỹ thuật cho người nuôi; xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy sản mới cho hộ nông dân học kinh nghiệm; tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng con giống trước khi cung cấp cho người nuôi.
Kết quả, 100% diện tích đã được chủ đồng nuôi xen canh, luân canh đa thời vụ, nguồn thu nhập khá ổn định. Nhiều chủ đồng đã mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, cá diêu hồng, cá vược, cá mú, cá rô phi đơn tính. Điển hình vụ xuân - hè năm 2015 xã đã đưa 17,5 ha vào nuôi tôm he chân trắng (tăng 9,5 ha so với năm 2014). Hiện nay các hộ đã thu hoạch tôm he chân trắng vụ 1-2015, đạt năng suất bình quân 15 tấn/ha/vụ. Các chủ đồng đang chuẩn bị thả giống tôm he chân trắng vụ II-2015.
Tuy nhiên, nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế cao không ổn định; giá cả thị trường biến động; chất lượng kiểm dịch giống chưa cao; nguồn vốn lớn đầu tư cơ sở hạ tầng; môi trường nước ô nhiễm, vv... đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản ở xã.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, tận dụng nước lũ đầu nguồn về sớm và chất lượng tốt, nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nuôi tôm càng xanh trong đê bao lửng vào mùa nước nổi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Đi đầu trong việc sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ phi vi phẩu tại Việt Nam, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về con giống chất lượng cao cho các hộ nuôi, một trong các yếu tố đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho nghề nuôi tôm càng xanh tại ĐBSCL.

Thời gian gần đây, cá rô phi xuất hiện khá nhiều ở đầm Ô Loan (Tuy An - Phú Yên) đã tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân.

Tỉnh Tiền Giang có 3 huyện bị ảnh hưởng bởi lũ, gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, hiện nước lũ vùng đang rút, nhưng với cường suất thấp. Mực nước lũ năm nay đủ để tháo chua, rửa phèn, ít gây thiệt hại mùa màng, nhưng nguồn cá, tôm giảm đáng kể, khiến việc mưu sinh mùa nước nổi của cư dân vùng lũ cũng vất vả hơn.

Thất bại vụ sò huyết năm 2011-2012, hầu hết bà con nuôi sò trong toàn tỉnh Bến Tre đã nói không với loại hải sản này. Dù rằng con sò trước kia đã từng góp phần xóa đói, giảm nghèo cho rất nhiều nông dân!