Xã Hoằng Yến (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng

Xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có 195 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 130 ha ở vùng ngoại đê nuôi thủy sản nước lợ. Toàn xã có 72 hộ với trên 200 lao động tham gia nuôi trồng thủy sản.
Thực hiện chỉ đạo của UBND xã, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã “phá” thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi. Sau khi rà soát diện tích nuôi thủy sản hiện có, xã đã quy hoạch chuyển gần 80 ha (hiện nay đang nuôi tôm sú quảng canh hiệu quả thấp) sang nuôi tôm he chân trắng. Đồng thời, có cơ chế, chính sách khuyến khích các đơn vị, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và kinh nghiệm nhận thầu ao đầm nuôi tôm he chân trắng; đã phối hợp với các đơn vị liên quan tập huấn kỹ thuật cho người nuôi; xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy sản mới cho hộ nông dân học kinh nghiệm; tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng con giống trước khi cung cấp cho người nuôi.
Kết quả, 100% diện tích đã được chủ đồng nuôi xen canh, luân canh đa thời vụ, nguồn thu nhập khá ổn định. Nhiều chủ đồng đã mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, cá diêu hồng, cá vược, cá mú, cá rô phi đơn tính. Điển hình vụ xuân - hè năm 2015 xã đã đưa 17,5 ha vào nuôi tôm he chân trắng (tăng 9,5 ha so với năm 2014). Hiện nay các hộ đã thu hoạch tôm he chân trắng vụ 1-2015, đạt năng suất bình quân 15 tấn/ha/vụ. Các chủ đồng đang chuẩn bị thả giống tôm he chân trắng vụ II-2015.
Tuy nhiên, nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế cao không ổn định; giá cả thị trường biến động; chất lượng kiểm dịch giống chưa cao; nguồn vốn lớn đầu tư cơ sở hạ tầng; môi trường nước ô nhiễm, vv... đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản ở xã.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới tại Tây Nguyên khoảng 140.000-160.000 ha (chiếm trên 20% diện tích cà phê của toàn vùng); trong đó cà phê trên 20 năm tuổi hiện có trên 86.000 ha. Nếu không kịp thời tái canh, chất lượng và sản lượng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng sẽ sớm bị ảnh hưởng.

Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.

Vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm Bắc Kạn đã phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ngân Sơn triển khai mô hình “Chống rét và giữ ẩm cho cây thuốc lá bằng màng phủ nông nghiệp", đến nay sau 5 tháng triển khai thực hiện mô hình mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Trung (khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cùng hàng trăn hộ dân trong vùng đã mạnh dạn chuyển hàng chục ha đất lúa sang trồng dưa hấu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ phía thương lái sau khi thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý ra đời.

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.