Xã Hoằng Anh Nuôi Chim Cút Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Hoằng Anh (TP Thanh Hóa) đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong đó, mô hình nuôi chim cút của 26 hộ dân trong xã được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo một số hộ dân nuôi chim cút lấy trứng là mô hình dễ thực hiện và ít tốn công chăm sóc. Để nuôi chim cút đạt hiệu quả cao, quan trọng nhất là việc vệ sinh chuồng trại bảo đảm khô ráo, thông thoáng, chất lượng con giống khỏe, phòng dịch bệnh tốt; chế độ ăn phải bảo đảm.
Hiện nay, thịt và trứng chim cút được rất nhiều người ưa chuộng nên đầu ra luôn ổn định. Các hộ nuôi chim cút tại xã Hoằng Anh ít nhất trên 3.000 con, nhiều trên 10.000 con. Bình quân, 1.000 con chim cút mái đang thời kỳ đẻ trứng, mỗi ngày cho thu khoảng 800 quả trứng cút. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về của các hộ nuôi chim cút đạt từ 60 triệu đồng đến 150 triệu đồng/năm.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131856/Xa-Hoang-Anh:-Nuoi-chim-cut-mang-lai-hieu-qua-kinh-te-cao
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.