Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Hiệp Hòa (Thái Bình) Phát Triển Chăn Nuôi Bò

Xã Hiệp Hòa (Thái Bình) Phát Triển Chăn Nuôi Bò
Ngày đăng: 23/09/2014

Xã Hiệp Hòa (Vũ Thư - Thái Bình) có hơn 2 km đê sông, diện tích đất phù sa bãi bồi ven đê rộng, phù hợp để trồng cỏ nuôi bò. Tận dụng lợi thế đó, những năm gần đây người dân Hiệp Hòa đã tích cực đầu tư phát triển chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tổng đàn bò toàn xã hiện có khoảng gần 300 con; tổng đàn lợn 6.618 con; tổng đàn gia cầm 17.767 con. Trước đây, chăn nuôi bò chủ yếu để lấy sức cày ruộng, kéo xe phục vụ sản xuất; ý thức về nuôi bò thịt để cung cấp cho thị trường, thu về lợi nhuận kinh tế chưa phổ biến, quy mô nuôi còn nhỏ lẻ.

Mặt khác, nguồn thức ăn cho vật nuôi chủ yếu là tận dụng những phụ phẩm trong nông nghiệp và từ nguồn cỏ phát triển tự nhiên ở ven đê. Những năm gần đây, chăn nuôi phát triển theo xu hướng hàng hóa, trong đó thịt bò thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu rất lớn, giá cả ổn định.

Kỹ thuật chăn nuôi bò dễ tiếp cận và nguồn thức ăn đa dạng, phong phú đáp ứng được chăn nuôi quy mô lớn. Vì vậy, người dân xã Hiệp Hòa đã nhanh chóng chuyển sang nuôi bò thịt.

Anh Đỗ Quý Tín (thôn An Để) là một trong những người sớm đầu tư vào chăn nuôi bò. Anh xây dựng trang trại nuôi bò từ đầu năm 2013, giống bò Brahman nhập từ Australia với 30 con trên trang trại rộng 2,5 ha, trong đó 2 ha trồng cỏ làm thức ăn cho bò, 0,5 ha xây chuồng trại.

Bước đầu nuôi bò cho hiệu quả và độ an toàn cao, anh Tín nhập thêm 40 con về nuôi. Anh chia sẻ: Từ ngày nuôi bò đến nay, tôi đã bán được 3 lứa bò vỗ béo (bò đực), 4 lứa bò sinh sản (bò đẻ) thu về 1,5 tỷ đồng. Đối với bò vỗ béo thu lãi từ 700 - 800.000 đồng/con/tháng, bò sinh sản thu lãi 500 - 600.000 đồng/con/tháng.

Theo anh Tín, nuôi thâm canh phù hợp với bò thịt, nuôi quảng canh phù hợp với bò sinh sản. Đợt xuất bán gần đây nhất là 15 con, vì vậy chuồng trại chỉ còn hơn 30 con, đợt tới anh dự định sẽ nhập thêm 20 con. Anh Tín rất phấn khởi vì chỉ trong thời gian ngắn, hồ sơ đăng ký xin hỗ trợ nuôi bò của anh đã được tỉnh và huyện phê duyệt. Theo đó, anh sẽ được tỉnh hỗ trợ 175 triệu đồng để mua thiết bị, máy móc phục vụ chăn nuôi bò, huyện hỗ trợ 60 triệu đồng (3 triệu đồng/con).

Ông Nguyễn Trường Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa cho biết: Hiệp Hòa là địa phương có truyền thống thâm canh các loại cây màu như ngô, lạc, đậu, đỗ, khoai lang trên đất bãi và chân đất màu, đất nội đồng. Đây là nguồn nguyên liệu rất phong phú để chăn nuôi bò. Ngoài ra, khối lượng phụ phẩm từ lúa hàng năm rất rồi dào làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò như rơm, rạ.

Hiện tại, các hộ nuôi bò trên địa bàn xã đang có xu hướng tăng về số lượng, chất lượng bò nuôi, ngoài các hộ nuôi bò nhỏ lẻ ở 3 thôn còn có 3 trang trại ở thôn An Để. UBND xã đang triển khai hỗ trợ 3 triệu đồng/con cho những hộ nuôi từ 5 con trở lên. Bà con nông dân rất phấn khởi và huy động thêm vốn đầu tư tăng số lượng bò để nuôi.

Hiện nay, thu nhập của người nông dân còn thấp, vì vậy để tăng giá trị của ngành Nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn thì đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu. Thực tế cho thấy, đầu tư chăn nuôi bò là đầu tư bền vững, dễ nuôi, tận dụng được lao động và phụ phẩm nông nghiệp, ít chịu rủi ro về dịch bệnh, sản phẩm dễ tiêu thụ, lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, kỹ thuật chăn nuôi của các hộ gia đình hiện nay còn hạn chế, thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có sự chủ động và hiểu biết đầy đủ về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, chống dịch bệnh cho bò.

Sản lượng thịt bò còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương nên chưa thể xây dựng được kênh thị trường ổn định, khi xuất bán dễ bị thương lái ép giá. Ngoài ra, đa số các hộ chăn nuôi bò thiếu vốn đầu tư, khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng.

Vì vậy, các cấp, các ngành cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ về kỹ thuật cũng như về vốn để bà con tiếp tục đầu tư vào nuôi bò, bảo đảm được năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển chăn nuôi bò cũng đang là mục tiêu quan trọng của Thái Bình để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai Đề án “Phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Sự phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản ở Hiệp Hòa sẽ là tiền đề, tạo bước đệm cho việc triển khai chăn nuôi bò sữa trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình ‘con tôm ôm sò huyết’ Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình ‘con tôm ôm sò huyết’

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm.

07/10/2023
Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Với hơn 400ha diện tích ven sông Cửa Lấp, những năm gần đây, huyện Long Điền đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

09/10/2023
Ông Ba Sấm nuôi tôm công nghệ cao, thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm Ông Ba Sấm nuôi tôm công nghệ cao, thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm) sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ.

17/10/2023
Làm giàu từ nuôi loài cá toàn thân màu hồng Làm giàu từ nuôi loài cá toàn thân màu hồng

Tận dụng diện tích mặt nước rộng của đập Dâng, sông Trí, anh Phạm Khánh Tuấn ở xã Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh đã mạnh dạn đầu tư lồng bè.

18/10/2023
Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm trong nhà bạt tại Giao Thiện Nam Định Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm trong nhà bạt tại Giao Thiện Nam Định

Chúng tôi về xã Giao Thiện (Giao Thủy, Nam Định) vào những ngày cuối tháng 9, đúng dịp chuẩn bị vụ nuôi tôm mới phục vụ thị trường dịp cuối năm.

25/10/2023