Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Hải Lạng (Quảng Ninh) Thí Điểm Nuôi Tôm Công Nghiệp

Xã Hải Lạng (Quảng Ninh) Thí Điểm Nuôi Tôm Công Nghiệp
Ngày đăng: 21/04/2014

Nhằm thay đổi phương thức nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã triển khai dự án nuôi thử nghiệm công nghiệp tôm thẻ chân trắng tại 6 hộ dân trên địa bàn xã Hải Lạng.

Gia đình ông Đặng Văn Sáu, thôn Hà Dong Nam (xã Hải Lạng), là một trong 6 hộ gia đình tham gia dự án. Gia đình ông đã chuyển đổi trên 4ha ao đầm từ phương thức nuôi quảng canh kém hiệu quả sang nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng theo phương thức công nghiệp.

Hiện gia đình ông đang khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị ao đầm cho thả nuôi vụ xuân hè. Ông Đặng Văn Sáu cho biết: Nuôi tôm công nghiệp chúng tôi có thể chủ động trong việc điều tiết nước, nhiệt độ nên hiệu quả mang lại cao hơn nuôi quảng canh. Với diện tích 4ha tham gia dự án, 3 ao nuôi và 2 ao xử lý nước thải. Vụ xuân hè này gia đình tôi dự kiến thả khoảng 100 vạn con giống.

Là xã có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ hải sản, nhiều năm nghề nuôi trồng thuỷ hải sản ở Hải Lạng phát triển mạnh và đã giúp cho nhiều hộ nông dân mở rộng vùng canh tác, phát triển kinh tế, có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, người dân trên địa bàn chỉ nuôi ở hình thức quảng canh phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên người dân đã không còn mặn mà với nghề nuôi trồng thuỷ hải sản.

Bà Nguyễn Thị Việt, thôn Thống Nhất, cho biết: Trước đây, khu vực này hầu hết mọi người dân đều nuôi theo hướng quảng canh, hiệu quả mang lại không cao. Thực hiện dự án chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp, gia đình tôi cùng một số hộ trong thôn đã mạnh dạn đăng ký tham gia dự án. Đến nay, 3 ao nuôi của gia đình đã cơ bản hoàn thành và sẵn sàng xuống giống vụ xuân hè này.

Để khai thác thế mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hải Lạng, từ tháng 9-2013 huyện Tiên Yên đã phê duyệt dự án nuôi thử nghiệm công nghiệp tôm thẻ chân trắng tại 6 hộ gia đình, mỗi ao, đầm có diện tích 5.000m2. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 80% về giá giống, 20% giá thức ăn, hoạt chất xử lý ao nuôi và sản phẩm dinh dưỡng được hỗ trợ 50%, ngoài ra còn được hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt bộ cánh quạt nước, bạt lót đáy ao và được hỗ trợ, hướng dẫn, chuyển giao về kỹ thuật.

Bên cạnh đó, từ nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM, huyện Tiên Yên đã tập trung đầu tư xây dựng đường liên thôn, kéo lưới điện hạ áp đến tận nơi sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi trồng. Đến nay, các hộ tham gia dự án đã hoàn thành xong hệ thống bờ vây ao nuôi, rắc vôi bột, chuẩn bị tiến hành xả nước, xuống giống theo đúng kế hoạch đề ra.

Đồng chí Nguyễn Văn Đề, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Lạng cho biết: Hải Lạng là xã ven biển vùng thấp, có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển đồng bộ một nền kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp.

Năm 2014, được sự quan tâm của các cấp, triển khai xây dựng dự án phát triển kinh tế, chọn làm điểm 6 mô hình chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm công nghiệp. Hiện nay, 6 mô hình đã cơ bản hoàn thành, dự kiến đến trung tuần tháng 5 này, thì tất cả 6 mô hình sẽ đồng loạt xuống giống, đảm bảo thời vụ, thời tiết trong thời gian nuôi.

Việc chuyển đổi từ phương thức nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp và chuyển đối tượng từ con tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng đã khai thác lợi thế tiềm năng mặt nước, sẽ tăng sản lượng nuôi trồng, thu nhập cho người nông dân xã Hải Lạng. Đây cũng là tiền đề để giúp hình thành vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá tại Tiên Yên nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng

Tỉnh Tiền Giang, phong trào đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Nhờ đó, chủ động được mùa vụ thu hoạch, năng suất, sản lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

01/10/2015
Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau

Trước tình trạng cau trồng bị hái trộm trái, nhiều người dân ở vùng "thủ phủ" cau - huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) phải dựng chòi để gác, một số khác còn dán "bùa" nhờ "thần rừng" canh giữ.

01/10/2015
Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ

Nhìn nhận 30 năm đổi mới, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị đã nhắc lại những con số cực ấn tượng của lúa gạo. Chẳng hạn cái mốc bắt đầu xuất khẩu gạo với 1,370 triệu tấn năm 1989, và đỉnh cao 7,736 triệu tấn 2012...

01/10/2015
Hiếm như tiêu ở truồng Hiếm như tiêu ở truồng

Ngay cả nhiều hộ gia đình ở xã Ba Lế (miền núi huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) - quê hương của loại tiêu bản địa này cũng không có để dùng do số lượng tiêu Ba Lế hiện ước tính chỉ còn một vài trăm gốc.

01/10/2015
Người Vân Kiều biến đồi hoang thành rừng Người Vân Kiều biến đồi hoang thành rừng

Bằng ý chí, nỗ lực không mệt mỏi, đến nay anh Hồ Văn Thu (thôn Pa Hy, xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị) đã có một cơ ngơi khá giả, đủ chăm lo cho con cái học hành và giúp dân bản thoát nghèo.

01/10/2015