Xã Hải Lạng (Quảng Ninh) Thí Điểm Nuôi Tôm Công Nghiệp

Nhằm thay đổi phương thức nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã triển khai dự án nuôi thử nghiệm công nghiệp tôm thẻ chân trắng tại 6 hộ dân trên địa bàn xã Hải Lạng.
Gia đình ông Đặng Văn Sáu, thôn Hà Dong Nam (xã Hải Lạng), là một trong 6 hộ gia đình tham gia dự án. Gia đình ông đã chuyển đổi trên 4ha ao đầm từ phương thức nuôi quảng canh kém hiệu quả sang nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng theo phương thức công nghiệp.
Hiện gia đình ông đang khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị ao đầm cho thả nuôi vụ xuân hè. Ông Đặng Văn Sáu cho biết: Nuôi tôm công nghiệp chúng tôi có thể chủ động trong việc điều tiết nước, nhiệt độ nên hiệu quả mang lại cao hơn nuôi quảng canh. Với diện tích 4ha tham gia dự án, 3 ao nuôi và 2 ao xử lý nước thải. Vụ xuân hè này gia đình tôi dự kiến thả khoảng 100 vạn con giống.
Là xã có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ hải sản, nhiều năm nghề nuôi trồng thuỷ hải sản ở Hải Lạng phát triển mạnh và đã giúp cho nhiều hộ nông dân mở rộng vùng canh tác, phát triển kinh tế, có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, người dân trên địa bàn chỉ nuôi ở hình thức quảng canh phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên người dân đã không còn mặn mà với nghề nuôi trồng thuỷ hải sản.
Bà Nguyễn Thị Việt, thôn Thống Nhất, cho biết: Trước đây, khu vực này hầu hết mọi người dân đều nuôi theo hướng quảng canh, hiệu quả mang lại không cao. Thực hiện dự án chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp, gia đình tôi cùng một số hộ trong thôn đã mạnh dạn đăng ký tham gia dự án. Đến nay, 3 ao nuôi của gia đình đã cơ bản hoàn thành và sẵn sàng xuống giống vụ xuân hè này.
Để khai thác thế mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hải Lạng, từ tháng 9-2013 huyện Tiên Yên đã phê duyệt dự án nuôi thử nghiệm công nghiệp tôm thẻ chân trắng tại 6 hộ gia đình, mỗi ao, đầm có diện tích 5.000m2. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 80% về giá giống, 20% giá thức ăn, hoạt chất xử lý ao nuôi và sản phẩm dinh dưỡng được hỗ trợ 50%, ngoài ra còn được hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt bộ cánh quạt nước, bạt lót đáy ao và được hỗ trợ, hướng dẫn, chuyển giao về kỹ thuật.
Bên cạnh đó, từ nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM, huyện Tiên Yên đã tập trung đầu tư xây dựng đường liên thôn, kéo lưới điện hạ áp đến tận nơi sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi trồng. Đến nay, các hộ tham gia dự án đã hoàn thành xong hệ thống bờ vây ao nuôi, rắc vôi bột, chuẩn bị tiến hành xả nước, xuống giống theo đúng kế hoạch đề ra.
Đồng chí Nguyễn Văn Đề, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Lạng cho biết: Hải Lạng là xã ven biển vùng thấp, có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển đồng bộ một nền kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp.
Năm 2014, được sự quan tâm của các cấp, triển khai xây dựng dự án phát triển kinh tế, chọn làm điểm 6 mô hình chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm công nghiệp. Hiện nay, 6 mô hình đã cơ bản hoàn thành, dự kiến đến trung tuần tháng 5 này, thì tất cả 6 mô hình sẽ đồng loạt xuống giống, đảm bảo thời vụ, thời tiết trong thời gian nuôi.
Việc chuyển đổi từ phương thức nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp và chuyển đối tượng từ con tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng đã khai thác lợi thế tiềm năng mặt nước, sẽ tăng sản lượng nuôi trồng, thu nhập cho người nông dân xã Hải Lạng. Đây cũng là tiền đề để giúp hình thành vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá tại Tiên Yên nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này về vùng cao Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc) sẽ thấy màu xanh của những rẫy bắp, đậu các loại và những ruộng lúa đang thời kỳ phát triển. Gia đình bà K’ Thị Thơm – thôn 1 đã xuống giống được 3 ha bắp lai cho biết: “Năm nay gia đình được đăng ký đầu tư ứng trước từ Trung tâm dịch vụ miền núi tỉnh cung ứng giống bắp lai (CP888, DK 6919), phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất. Hiện diện tích bắp của gia đình đã xuống giống hơn 20 ngày, đang tập trung chăm sóc bón phân giai đoạn đầu. Mấy ngày qua thời tiết thuận lợi nên bắp phát triển tốt”.

Ngày 28-7, Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng đùi gà đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ

Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu điều nhằm mục đích giúp ổn định sản xuất điều, đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp trồng điều, hạn chế một số rủi ro trong mua bán, xuất khẩu điều.

Sau 10 năm cây ca cao phát triển ở Việt Nam, có thể nhận thấy, cây trồng này bắt đầu phát triển theo hướng chất lượng, bền vững chứ không tăng trưởng nóng về diện tích để có thành tích báo cáo như trước đây.

Việt Nam đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận với thịt bò Pháp nhập khẩu sau gần 20 năm, bà Martine Pinville, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại, nghề Thủ công và Kinh tế đoàn kết xã hội thông báo tại cuộc họp báo ngày 28-7 tại Hà Nội.