Xã Ea Ning (Cư Kuin - Đắk Lắk) Thêm Một Vụ Tiêu Được Mùa, Được Giá

Vụ thu hoạch tiêu năm nay, người nông dân xã Ea Ning, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) rất phấn khởi vì tiêu được mùa. Với giá 124.000/kg như hiện nay, nhiều hộ trồng tiêu có nguồn thu hàng tỷ đồng.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, người trồng tiêu ở xã Ea Ning được mùa, được giá. Anh Văn Ngọc Dũng (thôn 14, xã Ea Ning) không giấu được niềm vui: “Gia đình tôi có 1 héc ta tiêu, với 1.100 gốc sản lượng thu được gần 5 tấn. Trừ chi phí đầu tư khoảng 100 triệu, thuê nhân công hái tầm 130.000 đồng/người/ngày hết khoảng 20 triệu, và trừ các khoản linh tinh khác thì cũng còn lại khoảng 450 triệu đồng”.
Hai vụ trước, cũng nhờ cây tiêu được mùa, giá cao, gia đình anh Dũng đã xây được nhà Thái, mua được ô tô. Anh Dũng cho biết thêm, nguồn thu năm nay sẽ tích lũy đầu tư sản xuất và cho con cái học hành. Còn bà Lê Thị Hằng (thôn 23) mới hái nửa vườn tiêu hơn 8 sào, đã được chừng 2 tấn tiêu khô. Bà cho biết, năm nay năng suất ước đạt 5 tạ/sào, cao nhích hơn năm ngoái.
Theo ông Phan Phước Thái, Trưởng thôn 23 xã Ea Ning, nhờ cây tiêu liên tiếp trúng mùa, đến nay đã có 70% trên tổng số 230 hộ trong thôn đều có cuộc sống khá giả, có hộ thu nhập lên tới cả tỷ đồng nhờ cây tiêu. Cả thôn chỉ còn 13 hộ nghèo. Có của ăn của để, người dân tích cực góp công, góp của xây dựng đường làng, ngõ xóm và các công trình công cộng.
Cùng nhận định như ông Thái, ông Phạm Bá Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Ning cho biết thêm: Sau khi chuyển đổi cây trồng từ cây cà phê già cỗi sâu bệnh và một số diện tích vườn tạp sang cây tiêu, đến nay toàn xã đã có hơn 700 ha diện tích hồ tiêu, trong đó gần 450 ha tiêu kinh doanh. Và phải mất 3-4 năm đầu tư chăm sóc cây tiêu trong nơm nớp lo âu vì sợ tiêu chết hàng loạt và giá cả thất thường, người trồng tiêu Cư Kuin mới có được 3 mùa vàng liên tiếp.
Cũng theo ông Thủy, nhờ cây tiêu, thu nhập bình quân đầu người ở Ea Ning tăng nhanh, từ 10 đến 12 triệu đồng/người vào năm 2007, đến nay thu nhập đã hơn 24 triệu đồng/người; bộ mặt nông thôn đang thay đổi từng ngày và góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu nông thôn mới trên địa bàn, hiện xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vụ hè thu năm nay, tình hình khô hạn, thiếu nước ở một số khu vực trong tỉnh vẫn tiếp diễn nên các địa phương cần triển khai sản xuất đúng theo cơ cấu giống và lịch thời vụ để đảm bảo kế hoạch.

Sau lô hàng đầu tiên đi Mỹ, cuối tuần này, khoảng 3 tấn vải của Hải Dương sẽ được doanh nghiệp thu mua, chiếu xạ và chuyển tiêu thụ ở Australia.

Một kg cà chua đen bán tại vườn có giá 50.000 đồng, thậm chí lên tới gần 200.000 đồng khi đến tay người tiêu dùng, khiến các nhà vườn hào hứng trồng.

Thời gian qua, bằng những cách làm khác nhau, nông dân tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều mô hình, sáng kiến hay trong việc bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc, từng bước vượt qua những khó khăn do hạn hán kéo dài, tiếp tục ổn định đời sống, sản xuất và chăn nuôi hiệu quả.

Quy hoạch vùng mía tập trung đến năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt diện tích ổn định khoảng 9.000ha, sản lượng mía cây đạt 600-700 nghìn tấn/năm. Thế nhưng dù từng là vùng đất mía, diện tích QH mía của tỉnh không những không đạt mà còn giảm.