Xã Điện Thọ công bố đạt chuẩn nông thôn mới
Nằm ở phía tây thị xã Điện Bàn, xã Điện Thọ có 13 thôn với 3.389 hộ và 13.166 nhân khẩu.
Đa số người dân sống bằng nghề nông, thu nhập dựa vào nông nghiệp là chính.
Rà soát đến cuối năm 2010, địa phương mới đạt được 9/19 tiêu chí theo quy định.
5 năm qua, người dân địa phương đã hiến 30.000m2 đất, di dời 180 tường rào, cổng ngõ kiên cố để mở rộng đường sá; bê tông hóa 17,26km giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; kiên cố hóa 24,25km kênh mương loại III, đầu tư hơn 3 tỷ đồng điện thủy lợi hóa đất màu...
Chú trọng xây dựng nhà ở cho gia đình có công, gia đình chính sách, hộ nghèo.
Văn hóa - xã hội và môi trường được quan tâm và phát triển.
Tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình NTM ở Điện Thọ là 103,691 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 18,668 tỷ đồng).
Dịp này, lãnh đạo xã Điện Thọ nhận cờ thi đua của UBND tỉnh vì có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.