Xã Điện Thọ công bố đạt chuẩn nông thôn mới
Nằm ở phía tây thị xã Điện Bàn, xã Điện Thọ có 13 thôn với 3.389 hộ và 13.166 nhân khẩu.
Đa số người dân sống bằng nghề nông, thu nhập dựa vào nông nghiệp là chính.
Rà soát đến cuối năm 2010, địa phương mới đạt được 9/19 tiêu chí theo quy định.
5 năm qua, người dân địa phương đã hiến 30.000m2 đất, di dời 180 tường rào, cổng ngõ kiên cố để mở rộng đường sá; bê tông hóa 17,26km giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; kiên cố hóa 24,25km kênh mương loại III, đầu tư hơn 3 tỷ đồng điện thủy lợi hóa đất màu...
Chú trọng xây dựng nhà ở cho gia đình có công, gia đình chính sách, hộ nghèo.
Văn hóa - xã hội và môi trường được quan tâm và phát triển.
Tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình NTM ở Điện Thọ là 103,691 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 18,668 tỷ đồng).
Dịp này, lãnh đạo xã Điện Thọ nhận cờ thi đua của UBND tỉnh vì có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.