Xã Đại An (Trà Vinh) thu hoạch được 2.415 tấn cá lóc

Theo đánh giá của lãnh đạo UBND xã, tuy giá cá lóc đôi khi bấp bênh, đầu ra từng lúc không ổn định nhưng nông dân trong xã vẫn theo dõi tình hình thị trường duy trì đầu tư nuôi, khoảng 20 ngày qua, giá cá lóc đã tăng trở lại, hiện khoảng 37.000 - 38.000 đồng/kg, với giá này, người nuôi lợi nhuận khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg.
Ngoài ra, nông dân Đại An còn thả nuôi 3,615 triệu con tôm sú, 4,36 triệu con tôm thẻ chân trắng, 148.000 con cua biển… đến nay đã thu hoạch được gần 50 tấn, nâng tổng sản lượng nuôi thủy sản thu hoạch được khoảng 2.465 tấn, đạt 108% kế hoạch. Nhằm phát huy thế mạnh nuôi thủy sản, địa phương kết hợp với các ngành chuyên môn thông báo kịp thời lịch thời vụ thả nuôi, nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, theo dõi tình hình thả nuôi và thu hoạch thủy sản, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận động các hộ nuôi cá lóc giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh để ô nhiễm nguồn nước, gây thiệt hại trong quá trình nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, họ luôn có khát khao cháy bỏng. Một trong những mong ước đó là muốn làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương và dạy dỗ con cái trưởng thành. Chúng tôi đã gặp những con người như thế!

Như 1 chiến binh không say sưa với chiến thắng, Cty CP Đường Quảng Ngãi tỉnh táo nhận ra 1 điều: Muốn phát triển bền vững, không thể “muôn năm” 1 sản phẩm, mà phải đa dạng hóa. Như xây nhà phải có cửa thoát hiểm, để nhỡ xảy ra sự cố, không thể tháo thân bằng cửa chính thì cũng còn cửa phụ.

Bên cạnh đó, nhà máy còn luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm urê cung cấp ra thị trường. Mới đây, sản phẩm phân bón Đạm Phú Mỹ đã được xuất sang các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng và thân thiện với môi trường như New Zealand, Jordan, châu Âu…

PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, đưa ra một thực tế rằng nếu tính bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người tương ứng với thu nhập từ cây lúa như hiện nay thì nông dân trồng lúa ở gần với ngưỡng nghèo. Trong hệ thống phân phối, chỉ có trên dưới 7% người trồng lúa bán được gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn lại hạt gạo phải “đội” từ 7 - 8 lớp “cò”. Hơn nữa, nông dân sử dụng “thừa” phân, thuốc làm cho giá thành sản xuất tăng.

Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống với mật độ 5 con/m2 (cá rô đồng là chính, ghép thêm cá sặt rằn, cá chép và cá mè vinh), một phần thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ nuôi và tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.