WCPFC Cảnh Bảo Trữ Lượng Cá Ngừ Đang Ở Mức Nguy Hiểm

Cơ quan quản lý nghề cá đứng đầu thuộc Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) đã cảnh bảo rằng trữ lượng của một số loài cá ngừ hiện nay đang quá thấp để cho phép khai thác.
Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.
Trong đó, cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương có nguy cơ lớn nhất, chỉ còn khoảng 3% trữ lượng ban đầu của loài này. Đây cũng chính là số lượng cá trưởng thành trong đại dương có thể đẻ trứng, một mức độ khá nguy hiểm.
Các loài khác cũng đang cạn kiệt, như trữ lượng cá ngừ mắt to đang ở dưới mức quan trọng - khoảng 20% sinh khối sinh sản ban đầu của loài này, và hoạt động khai thác loài này nên dừng lại để cho phép nguồn lợi phục hồi.
Trữ lượng cá ngừ vây vàng đang ở mức dưới 40% sinh khối ban đầu của nó.
WCPFC hoan nghênh kế hoạch của Nhật Bản về xuất cắt giảm 50% sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, nhằm mục đích bảo vệ các loài có nguy cơ cao.
Có thể bạn quan tâm

Hồi 1 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 127,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippines) khoảng 650km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16.

Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020, cà phê được xác định là cây mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhất là tại huyện Mường Ảng.

Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong 9 năm qua (tính từ năm 2004). Năm 2012 so với năm 1997 đã cao gấp 11,7 lần, bình quân một năm tăng 17,8%. Nhịp độ tăng đã cao trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2011 tăng 38,1%, năm 2012 tăng 33,1% - đó là những tốc độ tăng rất cao.

Ngày 24.3, ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Từ ngày 20.3 đến nay, đàn vịt tơ nuôi tại 4 hộ ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn) đã xuất hiện tình trạng vịt chết lẻ tẻ, qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan Thú y vùng 4 Đà Nẵng đã phát hiện vịt chết do vi-rút cúm A (H5N1).