WCPFC Cảnh Bảo Trữ Lượng Cá Ngừ Đang Ở Mức Nguy Hiểm

Cơ quan quản lý nghề cá đứng đầu thuộc Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) đã cảnh bảo rằng trữ lượng của một số loài cá ngừ hiện nay đang quá thấp để cho phép khai thác.
Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.
Trong đó, cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương có nguy cơ lớn nhất, chỉ còn khoảng 3% trữ lượng ban đầu của loài này. Đây cũng chính là số lượng cá trưởng thành trong đại dương có thể đẻ trứng, một mức độ khá nguy hiểm.
Các loài khác cũng đang cạn kiệt, như trữ lượng cá ngừ mắt to đang ở dưới mức quan trọng - khoảng 20% sinh khối sinh sản ban đầu của loài này, và hoạt động khai thác loài này nên dừng lại để cho phép nguồn lợi phục hồi.
Trữ lượng cá ngừ vây vàng đang ở mức dưới 40% sinh khối ban đầu của nó.
WCPFC hoan nghênh kế hoạch của Nhật Bản về xuất cắt giảm 50% sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, nhằm mục đích bảo vệ các loài có nguy cơ cao.
Có thể bạn quan tâm

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Mô hình nuôi cá chình trong lồng tre tuy rất mới nhưng đã mang lại thu nhập khá cao. Cách làm này đã giúp nhiều hộ gia đình tìm được hướng đi mới để xoay sở trong cuộc sống.

Cá điêu hồng là mặt hàng có sản lượng khá lớn, thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thủy sản này còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển nóng của ngành hàng, thiếu quy hoạch, chưa có chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất, nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm... khiến sản xuất chịu nhiều rủi ro.

Hải sâm trắng là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm, nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt. Trước thực trạng này, vừa qua Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) đã triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng. Bước đầu cho thấy những thành công.

Nhiều mặt hàng thủy sản tăng giá trong vòng 1-2 tháng qua đã khiến giới kinh doanh mặt hàng này đưa ra dự báo, nhiều khả năng một số loại thủy sản sẽ lên cơn sốt giá vào cuối năm nay. Nhưng người nuôi có được lợi?