Vượt Khó Làm Giàu

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Năm 1991 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh đã tham gia làm cộng tác viên y tế thôn bản, rồi gặp và lập gia đình với chị Phan Thị Thanh Dung đang làm nghề dạy trẻ tại địa phương. Do hàng tháng tiền phụ cấp của một cán bộ y tế thôn bản và cô giáo nuôi dạy trẻ không đáng bao nhiêu nên cuộc sống vợ chồng anh chị gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thấy diện tích đất hoang hóa phía tây của xã còn nhiều, năm 2003, họ đã mạnh dạn xin phép chính quyền địa phương được khai hoang, phục hóa để phát triển kinh tế.
Sau khi cải tạo được 3 ha đất hoang, vợ chồng anh Xuân đã vay vốn đầu tư trồng dưa hấu theo hình thức quảng canh để tích lũy vốn tính chuyện làm ăn lâu dài. Với 3 ha đất ruộng trồng dưa, cho thu nhập khoảng 50-60 triệu đồng/năm.
Đến năm 2005, anh chị đã tích lũy được một ít vốn đề đầu tư mở rộng mô hình kinh tế. Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", năm 2005 vừa tiếp tục trồng dưa, vợ chồng anh lại quyết định đào thêm 4 sào ao thả nuôi cá nước ngọt và dựng tạm một khu chuồng chăn nuôi thêm vài con lợn nái để tăng thu nhập.
Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc cũng như thả nuôi cá nước ngọt nhưng nhờ quá trình tự học tập, tìm hiểu qua các loại sách báo, tài liệu hướng dẫn, qua quá trình tham quan, học tập ở nhiều nơi, vợ chồng anh chị ngày càng nắm vững các kỹ thuật quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất hiệu quả, cho năng suất cao.
Có thêm kinh nghiệm và vốn liếng trong tay, năm 2007, vợ chồng anh chị đã quyết định đầu tư mở rộng quy mô sản xuất bằng cách xây dựng mới 120m2 chuồng trại chăn nuôi lợn với quy mô khép kín, hiện đại. Đồng thời, mở rộng diện tích ao hồ nuôi cá lên 1 ha. Ngoài ra, vợ chồng anh còn trồng 3 ha cao su và nuôi gà. Hiện, vợ chồng anh luôn duy trì nuôi 80-100 con lợn thịt mỗi lứa, mỗi năm 3 lứa cho xuất chuồng khoảng 20 tấn lợn hơi/năm, chăn nuôi 10-15 con lợn nái, bình quân hàng năm xuất bán được 200 con lợn giống, 1.200 con gà thịt.
Từ tiền bán lợn giống, lợn thịt và tiền bán gà, mỗi năm gia đình anh chị có nguồn thu nhập gần 900 triệu đồng. Ngoài chăn nuôi lợn, trên diện tích 1 ha mặt nước, mỗi năm anh chị sản xuất khoảng 10 vạn con cá giống các loại, thả nuôi 4 vạn con cá rô phi và 500 con cá trắm cỏ, cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm.
Bên cạnh những khoản thu nhập lớn từ chăn nuôi gia súc, gia cầm và thả nuôi cá nước ngọt, hiện nay 3 ha cao su đang thu hoạch lứa đầu tiên, gia đình anh chị cũng có thêm khoản thu nhập 120 triệu đồng/năm.
Không chỉ giỏi trong làm ăn kinh tế, anh Nguyễn Văn Xuân còn là một đảng viên, hội viên cựu chiến binh, hội viên nông dân gương mẫu, chị Phan Thị Thanh Dung là một hội viên phụ nữ gương mẫu, có nhiều đóng góp cho phong trào của địa phương. Vừa qua, anh chị đã vinh dự được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm và tặng quà động viên.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.

Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...

Ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm hai bên bờ sông Măng Thít, cách TP Vĩnh Long 32 km, cách TP Cần Thơ 28 km - từ lâu nổi tiếng thương hiệu cam sành ngọt lịm.

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.