Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn vú sữa tím than độc nhất miền Tây

Vườn vú sữa tím than độc nhất miền Tây
Ngày đăng: 13/11/2015

Ông Nguyễn Văn Khương (người dân thường gọi với tên thân thuộc là Bảy Khương) cho biết, vú sữa trong khu vườn nhà ông là loại có màu tím than khi chín nên người dân địa phương gọi là vú sữa tím than hay vú sữa Bảy Khương.

Vỏ vú sữa tím than có màu tím đậm trông rất đẹp mắt.

“Khoảng 25 năm về trước, không biết hạt vú sữa từ đâu có trong đất vườn rồi mọc lên thành cây.

Thấy cây phát triển tốt nên tôi để vậy, chăm sóc.

Sau 2 năm, cây vú sữa bắt đầu cho trái.

Khi còn non, trái có màu xanh bình thường nhưng khi chín lại chuyển sang màu tím than trông rất đẹp mắt” – ông Khương kể.

Cũng theo ông Khương, cũng như các loại vú sữa tím bán trên thị trường, thời gian từ trồng đến khi cây cho trái là 2 năm, ít bị sâu bệnh nên không yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao.

Điều đặc biệt ở loại trái này là vỏ màu tím đậm, mỏng và bóng, thịt có độ cứng hơn các loại vú sữa khác, để lâu được và dễ vận chuyển đi xa,…

Vú sữa tím than để khoảng 5 ngày sau khi thu hoạch vẫn không xuống màu, thịt bên trong có độ cứng hơn các loại vú sữa khác nên có thể vận chuyển đi x

Loại vú sữa này có đặc điểm nổi bật là trái to với trọng lượng khoảng 3 trái/kg.

Trồng 2 năm, cây vú sữa tím than bắt đầu cho trái.

Thời gian cây ra bông, cho trái từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.

Do cho trái rải vụ trên cùng một cây, một khu vườn nên người trồng sẽ không gặp tình trạng bị thương lái ép giá vì nguồn cung dư thừa.

Theo ông Khương, từ cây vú sữa ban đầu, thời gian qua ông đã chiết nhánh, nhân ra khoảng 150 cây và trồng trên 1,2ha diện tích đất vườn.

Hiện nhiều người dân cùng địa phương đã đến tìm hiểu, xin giống về trồng.

Cây vú sữa tím than được ông Khương chăm sóc khoảng 25 năm qua.

Vú sữa tím than được thương lái mua với giá cao hơn thị trường từ 3.000-4.000 đồng/kg (giá bán cho thương lái tại vườn từ 35.000-40.000 đồng/kg).

Hiện vườn vú sữa tím than của ông Khương được ngành chức năng địa phương chọn, hướng dẫn cải tạo trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Bạn đọc có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm có thể liên hệ với ông Nguyễn Văn Khương (Bảy Khương) theo số điện thoại: 0934793938.

Địa chỉ: Số 255/10, khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ.


Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa Vũng Tàu Triển Khai Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Bà Rịa Vũng Tàu Triển Khai Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Tin từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, năm 2014, đơn vị này đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Đây cũng là khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (hơn 150 ha).

15/09/2014
Các Mô Hình Thủy Sản Mang Nguồn Lợi Cho Dân Các Mô Hình Thủy Sản Mang Nguồn Lợi Cho Dân

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.

15/09/2014
Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).

15/09/2014
Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.

15/09/2014
Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.

15/09/2014