Vườn vú sữa tím than độc nhất miền Tây

Ông Nguyễn Văn Khương (người dân thường gọi với tên thân thuộc là Bảy Khương) cho biết, vú sữa trong khu vườn nhà ông là loại có màu tím than khi chín nên người dân địa phương gọi là vú sữa tím than hay vú sữa Bảy Khương.
Vỏ vú sữa tím than có màu tím đậm trông rất đẹp mắt.
“Khoảng 25 năm về trước, không biết hạt vú sữa từ đâu có trong đất vườn rồi mọc lên thành cây.
Thấy cây phát triển tốt nên tôi để vậy, chăm sóc.
Sau 2 năm, cây vú sữa bắt đầu cho trái.
Khi còn non, trái có màu xanh bình thường nhưng khi chín lại chuyển sang màu tím than trông rất đẹp mắt” – ông Khương kể.
Cũng theo ông Khương, cũng như các loại vú sữa tím bán trên thị trường, thời gian từ trồng đến khi cây cho trái là 2 năm, ít bị sâu bệnh nên không yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao.
Điều đặc biệt ở loại trái này là vỏ màu tím đậm, mỏng và bóng, thịt có độ cứng hơn các loại vú sữa khác, để lâu được và dễ vận chuyển đi xa,…
Vú sữa tím than để khoảng 5 ngày sau khi thu hoạch vẫn không xuống màu, thịt bên trong có độ cứng hơn các loại vú sữa khác nên có thể vận chuyển đi x
Loại vú sữa này có đặc điểm nổi bật là trái to với trọng lượng khoảng 3 trái/kg.
Trồng 2 năm, cây vú sữa tím than bắt đầu cho trái.
Thời gian cây ra bông, cho trái từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.
Do cho trái rải vụ trên cùng một cây, một khu vườn nên người trồng sẽ không gặp tình trạng bị thương lái ép giá vì nguồn cung dư thừa.
Theo ông Khương, từ cây vú sữa ban đầu, thời gian qua ông đã chiết nhánh, nhân ra khoảng 150 cây và trồng trên 1,2ha diện tích đất vườn.
Hiện nhiều người dân cùng địa phương đã đến tìm hiểu, xin giống về trồng.
Cây vú sữa tím than được ông Khương chăm sóc khoảng 25 năm qua.
Vú sữa tím than được thương lái mua với giá cao hơn thị trường từ 3.000-4.000 đồng/kg (giá bán cho thương lái tại vườn từ 35.000-40.000 đồng/kg).
Hiện vườn vú sữa tím than của ông Khương được ngành chức năng địa phương chọn, hướng dẫn cải tạo trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Bạn đọc có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm có thể liên hệ với ông Nguyễn Văn Khương (Bảy Khương) theo số điện thoại: 0934793938.
Địa chỉ: Số 255/10, khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ.
Có thể bạn quan tâm

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Theo báo cáo của Tổng Cục thuỷ sản, diện tích tôm bệnh chiếm gần 30% diện tích tôm nuôi, chủ yếu là bệnh đốm trắng, đầu vàng và gan tuỵ cấp.

Trong 5 tháng đầu năm 2014, vượt qua khó khăn, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang dần hồi phục. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị toàn thể của VASEP tổ chức ngày 12/6 tại TP Hồ Chí Minh.

Vài năm trước, diện tích nuôi cá mú, cá chẻm trên địa bàn TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) phát triển rất lớn, nhưng do gặp dịch bệnh, năng suất thấp, rớt giá, lãi không cao nên nhiều hộ đã chuyển sang nuôi ốc hương hay trồng rong. Tuy nhiên năm nay việc nuôi cá mú, cá chẻm lại rất thuận lợi, giá bán cao nên người nuôi rất phấn khởi.

Để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu, phòng ngừa trường hợp các thị trường nhập khẩu sẽ tẩy chay các mặt hàng tôm Việt Nam, gây hậu quả lớn cho nền kinh tế, ngày 11 tháng 6 năm 2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa đã có ý kiến chỉ đạo thực hiện công tác ngăn chặn tình trạng bơm chích tạp chất, thu mua, vận chuyển nguyên liệu thủy sản chứa tạp chất.

Tính đến ngày 5/6, tại các xã Ðông Minh, Ðông Hải (Tiền Hải - Thái Bình) đã có 157 hộ nuôi tôm phát hiện thấy có hiện tượng tôm chết trong ao với tổng diện tích 18,232ha, số lượng 4,165 triệu con. Tuy tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp.