Vườn vú sữa tím than độc nhất miền Tây

Ông Nguyễn Văn Khương (người dân thường gọi với tên thân thuộc là Bảy Khương) cho biết, vú sữa trong khu vườn nhà ông là loại có màu tím than khi chín nên người dân địa phương gọi là vú sữa tím than hay vú sữa Bảy Khương.
Vỏ vú sữa tím than có màu tím đậm trông rất đẹp mắt.
“Khoảng 25 năm về trước, không biết hạt vú sữa từ đâu có trong đất vườn rồi mọc lên thành cây.
Thấy cây phát triển tốt nên tôi để vậy, chăm sóc.
Sau 2 năm, cây vú sữa bắt đầu cho trái.
Khi còn non, trái có màu xanh bình thường nhưng khi chín lại chuyển sang màu tím than trông rất đẹp mắt” – ông Khương kể.
Cũng theo ông Khương, cũng như các loại vú sữa tím bán trên thị trường, thời gian từ trồng đến khi cây cho trái là 2 năm, ít bị sâu bệnh nên không yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao.
Điều đặc biệt ở loại trái này là vỏ màu tím đậm, mỏng và bóng, thịt có độ cứng hơn các loại vú sữa khác, để lâu được và dễ vận chuyển đi xa,…
Vú sữa tím than để khoảng 5 ngày sau khi thu hoạch vẫn không xuống màu, thịt bên trong có độ cứng hơn các loại vú sữa khác nên có thể vận chuyển đi x
Loại vú sữa này có đặc điểm nổi bật là trái to với trọng lượng khoảng 3 trái/kg.
Trồng 2 năm, cây vú sữa tím than bắt đầu cho trái.
Thời gian cây ra bông, cho trái từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.
Do cho trái rải vụ trên cùng một cây, một khu vườn nên người trồng sẽ không gặp tình trạng bị thương lái ép giá vì nguồn cung dư thừa.
Theo ông Khương, từ cây vú sữa ban đầu, thời gian qua ông đã chiết nhánh, nhân ra khoảng 150 cây và trồng trên 1,2ha diện tích đất vườn.
Hiện nhiều người dân cùng địa phương đã đến tìm hiểu, xin giống về trồng.
Cây vú sữa tím than được ông Khương chăm sóc khoảng 25 năm qua.
Vú sữa tím than được thương lái mua với giá cao hơn thị trường từ 3.000-4.000 đồng/kg (giá bán cho thương lái tại vườn từ 35.000-40.000 đồng/kg).
Hiện vườn vú sữa tím than của ông Khương được ngành chức năng địa phương chọn, hướng dẫn cải tạo trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Bạn đọc có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm có thể liên hệ với ông Nguyễn Văn Khương (Bảy Khương) theo số điện thoại: 0934793938.
Địa chỉ: Số 255/10, khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...

Hai bàn tay trắng, dắt díu vợ con chọn vùng đất nhiễm phèn nặng giữa Tứ giác Long Xuyên để mưu sinh, vậy mà bây giờ Phan Thành Tiến, ở ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã trở thành tỷ phú. Bí quyết gì? Tất cả nhờ vào cây khoai lang tím Nhật

Cách đây hơn 10 năm, như nhiều ND ở Chợ Gạo (Tiền Giang), vợ chồng chị Trần Thị Kim Hoàng ở ấp Hòa Mỹ, xã Bình Ninh chỉ nuôi ít heo nái sinh sản bán giống cho cô, bác trong ấp.

Phần lớn hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh là kênh đất, nên hiệu quả tưới tiêu mang lại không cao, gây thất thoát lượng nước khá lớn trong quá trình vận hành, tưới tiêu.

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).