Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn vú sữa tím than độc nhất miền Tây

Vườn vú sữa tím than độc nhất miền Tây
Ngày đăng: 13/11/2015

Ông Nguyễn Văn Khương (người dân thường gọi với tên thân thuộc là Bảy Khương) cho biết, vú sữa trong khu vườn nhà ông là loại có màu tím than khi chín nên người dân địa phương gọi là vú sữa tím than hay vú sữa Bảy Khương.

Vỏ vú sữa tím than có màu tím đậm trông rất đẹp mắt.

“Khoảng 25 năm về trước, không biết hạt vú sữa từ đâu có trong đất vườn rồi mọc lên thành cây.

Thấy cây phát triển tốt nên tôi để vậy, chăm sóc.

Sau 2 năm, cây vú sữa bắt đầu cho trái.

Khi còn non, trái có màu xanh bình thường nhưng khi chín lại chuyển sang màu tím than trông rất đẹp mắt” – ông Khương kể.

Cũng theo ông Khương, cũng như các loại vú sữa tím bán trên thị trường, thời gian từ trồng đến khi cây cho trái là 2 năm, ít bị sâu bệnh nên không yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao.

Điều đặc biệt ở loại trái này là vỏ màu tím đậm, mỏng và bóng, thịt có độ cứng hơn các loại vú sữa khác, để lâu được và dễ vận chuyển đi xa,…

Vú sữa tím than để khoảng 5 ngày sau khi thu hoạch vẫn không xuống màu, thịt bên trong có độ cứng hơn các loại vú sữa khác nên có thể vận chuyển đi x

Loại vú sữa này có đặc điểm nổi bật là trái to với trọng lượng khoảng 3 trái/kg.

Trồng 2 năm, cây vú sữa tím than bắt đầu cho trái.

Thời gian cây ra bông, cho trái từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.

Do cho trái rải vụ trên cùng một cây, một khu vườn nên người trồng sẽ không gặp tình trạng bị thương lái ép giá vì nguồn cung dư thừa.

Theo ông Khương, từ cây vú sữa ban đầu, thời gian qua ông đã chiết nhánh, nhân ra khoảng 150 cây và trồng trên 1,2ha diện tích đất vườn.

Hiện nhiều người dân cùng địa phương đã đến tìm hiểu, xin giống về trồng.

Cây vú sữa tím than được ông Khương chăm sóc khoảng 25 năm qua.

Vú sữa tím than được thương lái mua với giá cao hơn thị trường từ 3.000-4.000 đồng/kg (giá bán cho thương lái tại vườn từ 35.000-40.000 đồng/kg).

Hiện vườn vú sữa tím than của ông Khương được ngành chức năng địa phương chọn, hướng dẫn cải tạo trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Bạn đọc có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm có thể liên hệ với ông Nguyễn Văn Khương (Bảy Khương) theo số điện thoại: 0934793938.

Địa chỉ: Số 255/10, khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

13/08/2013
Làm Giàu Từ Cây Nhãn Chín Muộn Làm Giàu Từ Cây Nhãn Chín Muộn

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).

13/08/2013
Mô Hình “Bò Nuôi Rẽ” Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Mô Hình “Bò Nuôi Rẽ” Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.

13/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Quít Đường Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Quít Đường

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

13/08/2013
Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

13/08/2013