Vườn vú sữa Lò rèn ở Tiền Giang có nguy cơ bị xóa sổ

Hiện nay, nhà vườn tỉnh Tiền Giang rất lo ngại trước tình trạng cây vú sữa Lò rèn đang bị chết sớm khoảng 30% so với tổng diện tích. Sau 7 - 8 năm tuổi thì cây vú sữa đột nhiên có biểu hiện “lão hóa”: khô cành, rụng lá giảm năng suất, chất lượng trái; sau đó thối rễ và chết trắng. Dù ngành chuyên môn đã tích cực hướng dẫn nhà vườn áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị căn bệnh này nhưng vẫn chưa khống chế được tình trạng cây vú sữa Lò rèn chết sớm.
Theo ngành chuyên môn, cây vú sữa Lò rèn bị bệnh chết sớm có thể do nhà vườn lạm dụng bón phân hóa học và phun thuốc bảo vệ thực vật; thường xuyên xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Toàn tỉnh Tiền Giang có hơn 3.000 ha cây vú sữa Lò rèn, trồng tập trung ở các xã ven sông Tiền của huyện Châu Thành và Cai Lậy. Đây là một trong 7 loại trái cây đặc sản của địa phương có giá trị kinh tế cao. Trước tình trạng cây vú sữa Lò rèn bị bệnh và chết hàng loạt, nhà vườn đã phá bỏ diện tích cây ăn trái này để chuyển sang trồng cây khác.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Trước mắt đề xuất các ngành chức năng của huyện, tỉnh và các nhà khoa học làm cách nào để cứu một số cây vú sữa khô cành thối rễ chết hàng loạt. Trái cây cũng không chất lượng, trồng 7 - 8 năm ăn được vài mùa thì giảm chất lượng, trái nhỏ, bị sâu nên giá bán ra không cao”.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...