Vườn Tiêu 3 Không Cho Năng Suất 8 - 10 Tấn/ha

Trung tuần tháng 7, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long (Bình Phước) tổ chức cho câu lạc bộ trồng tiêu và các hộ dân đến tham quan mô hình trồng tiêu “3 không” (không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết) cho năng suất 8 - 10 tấn/ha của hộ anh Nguyễn Văn Ánh ở khu phố Phú Lạc, phường Phú Đức (TX. Bình Long).
Khoảng 7, 8 năm về trước, hồ tiêu rớt giá thảm hại, chỉ còn 35 - 40 ngàn đồng/kg. Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu xảy ra hàng loạt. Hai khó khăn trên làm người nông dân không còn khả năng đầu tư vào cây tiêu.
Vài năm trở lại đây, hồ tiêu có giá, nông dân quay trở lại chăm sóc, trồng mới và trồng dặm. Gia đình anh Nguyễn Văn Ánh có gần 1 ha tiêu, trong đó một nửa là tiêu đã 20 năm tuổi, còn lại 10 năm tuổi. Vườn tiêu hơn 500 nọc 10 năm tuổi không bị bệnh, không bị chết, cho năng suất trung bình trên 2 tấn/năm (gần 10 tấn/ha).
Điểm đặc biệt vườn tiêu “ba không” của gia đình anh Ánh là không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết. Lý giải điều này anh Ánh cho biết: Do vườn hơi dốc, đất chủ yếu là sỏi cơm nên dễ thoát nước, tầng canh tác cạn nên rễ tiêu ăn lên, vì vậy không cần làm bồn (tiêu chết phần lớn là do úng nước). Cứ 5 - 7 hàng tiêu anh xẻ một rãnh thoát nước nhỏ, mật độ trồng 2,2x2,2m.
Mỗi năm anh bón 3 lần phân NPK 20-20-15, mỗi lần 0,15kg/nọc; phân bò hoai mục 5kg/nọc. Điều quan trọng là anh hạn chế tác động làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây. Năm 2012, anh thu được 2 tấn/560 nọc (ít hơn năm 2011). Giữa các nọc tiêu anh còn trồng xen gừng để tăng thêm nguồn thu trên cùng đơn vị diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Từ thôn thuần nông nghèo nhất xã Hoàng Đông (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), đến nay, Bạch Xá đã trở thành địa chỉ hàng đầu nuôi và cung cấp "đặc sản" rắn hổ mang, rắn hổ trâu ở tỉnh này, mang lại tiền tỷ cho không ít hộ gia đình.

Một số huyện ven đô Hà Nội, Vĩnh Phúc- vùng chăn nuôi bò sữa truyền thống của các tỉnh phía Bắc đang đô thị hóa quá nhanh, đẩy dần đàn bò sữa dời khỏi các vùng này. Trong sự dịch chuyển ấy, Hà Nam nổi lên như một tỉnh nuôi bò sữa tiềm năng.

Với 5.000 m2, lãi trên 100 triệu đồng/năm đó là mô hình trồng cam sành của ông Võ Minh Tuấn ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên).

Năm 2011, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ đã xây dựng thành công dự án “Nuôi cá hồi vân thương phẩm tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn”

Nuôi cá ao là hình thức phổ biến nhất trong nhân dân. Người ta tính, sản lượng cá ao có khi chiếm tới 70-80% tổng sản lượng cá của cả vùng. Vì vậy, nuôi cá ao có vị trí hết sức quan trọng trong kinh tế ở nông thôn.