Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Tiêu 3 Không Cho Năng Suất 8 - 10 Tấn/ha

Vườn Tiêu 3 Không Cho Năng Suất 8 - 10 Tấn/ha
Ngày đăng: 07/08/2013

Trung tuần tháng 7, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long (Bình Phước) tổ chức cho câu lạc bộ trồng tiêu và các hộ dân đến tham quan mô hình trồng tiêu “3 không” (không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết) cho năng suất 8 - 10 tấn/ha của hộ anh Nguyễn Văn Ánh ở khu phố Phú Lạc, phường Phú Đức (TX. Bình Long).

Khoảng 7, 8 năm về trước, hồ tiêu rớt giá thảm hại, chỉ còn 35 - 40 ngàn đồng/kg. Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu xảy ra hàng loạt. Hai khó khăn trên làm người nông dân không còn khả năng đầu tư vào cây tiêu.

Vài năm trở lại đây, hồ tiêu có giá, nông dân quay trở lại chăm sóc, trồng mới và trồng dặm. Gia đình anh Nguyễn Văn Ánh có gần 1 ha tiêu, trong đó một nửa là tiêu đã 20 năm tuổi, còn lại 10 năm tuổi. Vườn tiêu hơn 500 nọc 10 năm tuổi không bị bệnh, không bị chết, cho năng suất trung bình trên 2 tấn/năm (gần 10 tấn/ha).

Điểm đặc biệt vườn tiêu “ba không” của gia đình anh Ánh là không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết. Lý giải điều này anh Ánh cho biết: Do vườn hơi dốc, đất chủ yếu là sỏi cơm nên dễ thoát nước, tầng canh tác cạn nên rễ tiêu ăn lên, vì vậy không cần làm bồn (tiêu chết phần lớn là do úng nước). Cứ 5 - 7 hàng tiêu anh xẻ một rãnh thoát nước nhỏ, mật độ trồng 2,2x2,2m.

Mỗi năm anh bón 3 lần phân NPK 20-20-15, mỗi lần 0,15kg/nọc; phân bò hoai mục 5kg/nọc. Điều quan trọng là anh hạn chế tác động làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây. Năm 2012, anh thu được 2 tấn/560 nọc (ít hơn năm 2011). Giữa các nọc tiêu anh còn trồng xen gừng để tăng thêm nguồn thu trên cùng đơn vị diện tích.


Có thể bạn quan tâm

Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ

Nghề Lờ dây phát triển mạnh tại các tỉnh duyên hải. Đây là nghề hoạt động tự phát, chủ yếu khai thác ở vùng ven bờ, đánh bắt tất cả các loài thủy sản lớn nhỏ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái vùng ven biển.

27/11/2015
Có gan sẽ giàu Có gan sẽ giàu

Về xã Như Hòa (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), chúng tôi được người dân nơi đây kể nhiều về mô hình nuôi cá trắm đen của anh Nguyễn Văn Thảnh ở xóm 7.

27/11/2015
Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải

Nghề nuôi ngao ở xã Phú Hải (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) có từ năm 90 của thế kỷ trước, khi ấy chỉ có vài hộ nuôi. Người nọ học hỏi người kia, người biết nhiều cũng chỉ là kiến thức được đúc kết từ những vụ đã qua, có khi đúng khi không, bởi vậy nuôi ngao năm được, năm mất.

27/11/2015
Nuôi tôm công nghiệp kiểm chứng mô hình công nghệ cao Nuôi tôm công nghiệp kiểm chứng mô hình công nghệ cao

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản, nhất là con tôm với nhiều hình thức nuôi: Nuôi tôm công nghiệp, quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống… Những hình thức nuôi này đã thực sự mang lại hiệu quả, giúp nhiều hộ dân khá giàu.

27/11/2015
Trăn trở nghề nuôi tôm thương phẩm Trăn trở nghề nuôi tôm thương phẩm

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận, giá bán tôm thương phẩm bắt đầu giảm thấp, trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, giá tôm dao động từ 100.000 - 105.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), rồi tiếp tục giảm chỉ còn 88.000 - 90.000 đồng/kg trong tháng 10.

27/11/2015