Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Tiêu 3 Không Cho Năng Suất 8 - 10 Tấn/ha

Vườn Tiêu 3 Không Cho Năng Suất 8 - 10 Tấn/ha
Ngày đăng: 07/08/2013

Trung tuần tháng 7, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long (Bình Phước) tổ chức cho câu lạc bộ trồng tiêu và các hộ dân đến tham quan mô hình trồng tiêu “3 không” (không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết) cho năng suất 8 - 10 tấn/ha của hộ anh Nguyễn Văn Ánh ở khu phố Phú Lạc, phường Phú Đức (TX. Bình Long).

Khoảng 7, 8 năm về trước, hồ tiêu rớt giá thảm hại, chỉ còn 35 - 40 ngàn đồng/kg. Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu xảy ra hàng loạt. Hai khó khăn trên làm người nông dân không còn khả năng đầu tư vào cây tiêu.

Vài năm trở lại đây, hồ tiêu có giá, nông dân quay trở lại chăm sóc, trồng mới và trồng dặm. Gia đình anh Nguyễn Văn Ánh có gần 1 ha tiêu, trong đó một nửa là tiêu đã 20 năm tuổi, còn lại 10 năm tuổi. Vườn tiêu hơn 500 nọc 10 năm tuổi không bị bệnh, không bị chết, cho năng suất trung bình trên 2 tấn/năm (gần 10 tấn/ha).

Điểm đặc biệt vườn tiêu “ba không” của gia đình anh Ánh là không làm bồn, không làm cỏ, không bị chết. Lý giải điều này anh Ánh cho biết: Do vườn hơi dốc, đất chủ yếu là sỏi cơm nên dễ thoát nước, tầng canh tác cạn nên rễ tiêu ăn lên, vì vậy không cần làm bồn (tiêu chết phần lớn là do úng nước). Cứ 5 - 7 hàng tiêu anh xẻ một rãnh thoát nước nhỏ, mật độ trồng 2,2x2,2m.

Mỗi năm anh bón 3 lần phân NPK 20-20-15, mỗi lần 0,15kg/nọc; phân bò hoai mục 5kg/nọc. Điều quan trọng là anh hạn chế tác động làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây. Năm 2012, anh thu được 2 tấn/560 nọc (ít hơn năm 2011). Giữa các nọc tiêu anh còn trồng xen gừng để tăng thêm nguồn thu trên cùng đơn vị diện tích.


Có thể bạn quan tâm

Niềm tự hào được lan tỏa Niềm tự hào được lan tỏa

Tiếp nối thành công từ Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ nhất (2013-2014), từ tháng 10.2014, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) đã tiếp tục phát động cuộc thi lần thứ 2. Theo đánh giá, đây là cuộc thi thiết thực, bổ ích và đặc biệt ra đời đúng thời điểm cả nước đang triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, mà trong đó lấy người nông dân là trọng tâm, chủ thể.

04/09/2015
Dùng bảo hộ chống bảo hộ Dùng bảo hộ chống bảo hộ

Biết trước được hàng nông sản Việt sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia các hiệp định FTA, TPP, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam (VN) đã nêu lên các giải pháp ứng phó, trong đó có bài toán bảo hộ sản xuất trong nước.

04/09/2015
Đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị ngành chăn nuôi Đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị ngành chăn nuôi

Ngày 28.7.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (QHPTNCN) của tỉnh đến năm 2020. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về mục tiêu và các giải pháp thực hiện quy hoạch nói trên.

04/09/2015
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5 năm qua, huyện Phù Cát đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN-TTCN-LN), góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp (DN) phát huy nội lực, tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất có hiệu quả.

04/09/2015
Một nông dân đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới Một nông dân đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Đó là ông Phạm Sỹ Nhơn, ở thôn Nhơn Nghĩa Đông, xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn. Tham gia nghĩa vụ quân sự năm 1992, đến năm 1994 ra quân, với ý chí quyết tâm làm giàu, ông đã làm đủ nghề, từ làm ruộng, nuôi bò, nuôi heo, mở cơ sở sản xuất gạch ngói, sản xuất nước đá... mang lại thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất mở đường, ủng hộ tiền, ngày công xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở địa phương.

04/09/2015