Vườn Rau Giống Di Động Của Anh Doanh

Cách đây hơn 1 năm, anh Trần Văn Doanh ở thôn 10, xã Quảng Khê (Đắk Glong) đã đầu tư 120 triệu đồng xây dựng vườn ươm rau giống bán cho người dân địa phương và công việc làm ăn đang thuận lợi.
Ngoài việc bán cây giống tại nhà thì anh còn dùng xe máy chở các vỉ rau, củ, quả đã được ươm sẵn đến chợ Gia Nghĩa bán và được nhiều người dân mua.
Anh Doanh chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi sinh sống ở bên tỉnh Lâm Đồng cũng làm nghề trồng rau và thường thấy nhiều người dân của Đắk Nông sang mua hạt, cây giống về để trồng. Thấy nhu cầu trồng rau của người dân Đắk Nông nhiều, lại được bạn bè và người thân khuyên nên sang bên này làm ăn nên gia đình đã bán tài sản sang để theo nghề.
Hiện tại, vườn ươm của gia đình có diện tích 350m2 nhưng trung bình mỗi tháng cung cấp cho thị trường khoảng 120.000-150.000 cây giống các loại rau, củ, quả. “Đồ nghề” để làm vườn ươm khá đơn giản, chỉ cần đầu tư vỉ ươm, giàn ươm; đất than mùn, xơ dừa làm giá thể và hệ thống ống tưới”.
Mặc dù chỉ mới bắt đầu sản xuất, kinh doanh nhưng anh Doanh đã được nhiều hộ dân ở trên địa bàn huyện Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa biết đến mua rau giống về trồng.
Chị Nguyễn Thị Ngân ở phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) cho biết: “Do lo ngại mua rau ở chợ không đảm bảo an toàn, bởi người trồng thường phun các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng nên tôi hạn chế mua mà hiện đang xây dựng vườn rau tại nhà.
Tôi thường mua các loại rau giống của anh Doanh ươm sẵn từng bầu nên về dễ trồng, tỷ lệ sống cao. Trong quá trình trồng, nếu có thắc mắc về kỹ thuật thì anh Doanh cũng hướng dẫn kỹ lưỡng nên mình cũng có thêm kinh nghiệm trồng rau”.
Còn chị Lê Thị Nga ở phường Nghĩa Trung thì chia sẻ: “Trồng rau trong vườn nhà vừa để làm đẹp cho khu vườn vừa để phục vụ rau sạch cho gia đình. Hiện nay, trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại rau mua của anh Doanh như bắp cải, xu hào, súp lơ trắng và xanh cà chua, bầu, bí xanh và ớt ngọt, rau xà lách, cải thìa, cải thảo, mồng tơi… Tuy mỗi thứ một ít nhưng đủ để phục vụ rau cho gia đình.
Giá cây giống cũng rẻ, chỉ từ 300 – 800 đồng/cây, tùy theo từng loại rau, củ, quả nhưng về trồng lại phát triển tốt, nhanh cho thu hoạch nên tôi thường xuyên mua. Trước đây, anh Doanh chỉ mới bán ở trong huyện Đắk Glong nên tôi gửi bạn bè làm việc ở trong đó mua giùm nhưng từ khi bán ở chợ Gia Nghĩa thì tôi tự mua và tha hồ chọn lựa các loại rau”.
Anh Doanh chia sẻ thêm: “Đa số các loại cây giống tôi ươm để bán chủ yếu là các loại rau, củ, quả cao cấp nhưng người dân khó ươm và chỉ có nhu cầu trồng nhỏ lẻ nên khi bán rất hợp với nhu cầu trồng của người dân. Đa số người dân trồng ở vườn nhà và chủ yếu phục vụ rau sạch cho gia đình.
Những loại rau tôi ươm bán chủ yếu là xu hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, các loại như cà tím, cà pháo, cà dừa, mồng tơi, mướp đắng, bầu, bí, ớt ngọt, rau xà lách… Bên cạnh bán cho các hộ dân trồng ở quy mô phục vụ cho gia đình thì một số nhà vườn trồng kinh doanh nhưng ở quy mô vài sào cũng đến đặt hàng những loại cây rau của gia đình. Thu nhập từ vườn ươm mỗi tháng đem về cho gia đình từ 12-15 triệu đồng tiền lãi”.
Cũng theo anh Doanh thì hiện nay, nhiều người dân tận dụng đất đai tại vườn hoặc dùng các loại thùng để tự trồng rau tại nhà ngày càng cao. Với diện tích vườn ươm hiện nay có những thời điểm không kịp phục vụ người dân trồng nên sắp tới, gia đình anh sẽ mở rộng quy mô lên khoảng vài héc ta.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Tân là người đầu tiên đưa ếch Thái Lan về nuôi ở xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Từ mô hình của ông, nhiều gia đình trong xã đã làm theo và đang làm giàu bền vững.

Gừng tươi lâu nay ổn định từ 40.000 đồng – 50.000/kg nay tăng lên 80.000 đồng/kg; trứng giá cầm tăng 3.000 – 5.000 đồng/hộp (10 trứng). Theo lý giải của các tiểu thương, hiện nay các mặt hàng gia vị hàng không đáp ứng đủ nên giá tăng lên. Bên cạnh đó, hiện đang vào mùa sản xuất bánh trung thu nên nhu cầu trứng tăng cao, vì vậy giá trứng gia cầm tăng mạnh.

Ngay sau đó, mầm bệnh tiếp tục lây lan sang đàn bò của ông Nguyễn Tấn Xí trú cùng thôn. Ông Thống nói: “Tính đến thời điểm này, tại thôn Trung Phường của xã Duy Hải đã có 8 con bò bị nhiễm dịch lở mồm long móng.

“Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) là hình thức sản xuất tập trung, phát huy mối liên kết “4 nhà”, tạo đầu ra ổn định với lợi nhuận cao cho nông dân (ND), giúp ND yên tâm sản xuất.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, 6 tháng đầu năm nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng, chưa có chiều hướng suy giảm. Tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh gần 7.500 ha, trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 5.800 ha, còn lại đang phơi đầm và cải tạo.