Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vươn mình đến ngày mới

Vươn mình đến ngày mới
Ngày đăng: 16/10/2015

Nâng cao đời sống nhân dân

Chúng tôi có mặt tại vườn tiêu của ông Đào Đăng Yến (xã Trung Sơn, Gio Linh) trong những ngày gia đình đang thu hoạch.

Nở nụ cười mãn nguyện, ông Yến khoe: “Tiêu năm nay được mùa, được giá nên gia đình tui lãi hơn năm chục triệu.

Đối với một nạn nhân bom mìn, bị cụt hết hai tay như tui thì từng đó tiền đã là niềm mơ ước.

Có được điều này phải kể đến sự hỗ trợ của chính quyền huyện, xã hỗ trợ vốn liếng, kỹ thuật…”.

Mô hình trồng tiêu của ông Yến chỉ là một trong nhiều mô hình hay, hiệu quả ở Gio Linh.

Ông Trần Ngọc Lân - Chủ tịch UBND huyện Gio Linh (Quảng Trị) cho hay, huyện nhà gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề nên xuất phát điểm xây dựng NTM rất thấp, số xã dưới 5 tiêu chí quá nhiều.

Chúng tôi đã phải đau đầu tìm giải pháp, căn cơ nhất là nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Và, hướng đi xuyên suốt của Gio Linh là tập trung phát triển kinh tế vùng gò đồi, miền núi bằng cách cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích cây hồ tiêu, cao su, hình thành vùng sắn nguyên liệu, phát triển trạng trại kinh tế tổng hợp, kết hợp chăn nuôi, trồng rừng đạt tiêu chuẩn FSC….

 Gio Linh là huyện có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất tỉnh Quảng Trị và nghề hấp cá, chế biến cá cũng trở thành thế mạnh của huyện này.

Còn vùng cát miền biển thì tập trung cải hoán, nâng cấp tàu thuyền, từng bước hiện đại hóa ngư lưới cụ, vươn khơi đánh bắt xa bờ…gắn với phát triển hoạt động hậu cần nghề cá, thu mua chế biến thủy sản.

Đến nay, huyện có 155 tàu đánh bắt xa bờ, sản lượng thủy sản đạt 14.500 tấn (năm 2014), kinh tế biển trở thành mũi nhọn.

Ngoài ra, Gio Linh còn tập trung phát triển chăn nuôi tôm, cá bằng các mô hình như cá-lúa, nuôi cá chình lồng ở xã Gio Hòa, nuôi cá chẽm, cá rô đầu vuông… Việc dồn điền đổi thửa đi liền với cơ giới hóa nông nghiệp, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn.

“Trước đây, năng suất chỉ dưới 50 tạ/ha, nay nhờ chọn được giống ngắn ngày chất lượng cao làm chủ lực nên năng suất tăng lên, đạt 53-54 tạ/ha là chuyện bình thường, có nơi đạt trên 56 tạ/ha” – ông Lân phấn khởi.

Cần thêm nguồn hỗ trợ

Để nâng cao tinh thần xây dựng NTM, Gio Linh đã phát động phong trào thi đua “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” lồng ghép với phong trào hiến đất, hiến công… xây dựng NTM.

Những tấm gương hiến đất, hiến công, hiến kế, những phong trào vệ sinh rác thải khu dân cư, đồng ruộng, chương trình thắp sáng đường quê… được biểu dương, nhân rộng.

Nhờ vậy, phong trào xây dựng NTM Gio Linh đã lan tỏa đến tận mỗi mái nhà, trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi bộ mặt Gio Linh.

Hàng năm, giá trị sản xuất của huyện tăng bình quân 8,56%; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 30,03 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,8%, nhiều xã đạt từ 12-14 tiêu chí.

 

Mô hình trồng tiêu của ông Đào Đăng Yến (xã Trung Sơn, Gio Linh) là một trong nhiều mô hình hay, hiệu quả ở Gio Linh.

Ông Lân cho hay, trong những năm tiếp theo, Gio Linh sẽ tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh; huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng NTM gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế...

Phấn đấu giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm từ 9 - 9,5%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 50 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 2,5 - 3%.

Nhiệm vụ trước mắt đó là vào cuối năm 2015 huyện sẽ có 2 xã đạt NTM.

Tuy vậy, nỗi băn khoăn lớn nhất của huyện là điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chưa đồng bộ, nhiều nơi còn thiếu và yếu.

Đến nay, huyện chỉ mới kiên cố hóa được 50% chiều dài đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng.

Trong khi đó, nguồn ngân sách huyện hạn chế, khả năng huy động từ nhân dân không nhiều.

“Gio Linh đất lửa rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, trung ương, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp để đẩy nhanh xây dựng NTM, nâng cao đời sống nhân dân” – ông Lân chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Động Vật Hoang Dã Lợi Nhuận Cao Nhưng Không Dễ Nuôi Động Vật Hoang Dã Lợi Nhuận Cao Nhưng Không Dễ

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư vườn trại để nuôi động vật hoang dã. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn là cách để giảm áp lực việc săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, bảo vệ nhiều loài động vật hoang dã trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

10/09/2013
Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.

30/07/2013
Nuôi Cá Chạch Lấu Lồng Bè Nuôi Cá Chạch Lấu Lồng Bè

Ông Thọ cho biết, cá chạch lấu dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao nên đã đầu tư nuôi mỗi bè 2.000 con. Ông thả con giống loại 200 - 300 gram/con vào tháng 5 - 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 - 3 năm sau. Thức ăn chính của cá chạch lấu là cá, tép.

03/11/2012
Nuôi Gà Theo Mô Hình Trại Lạnh Cho Hiệu Quả Cao Ở Tây Ninh Nuôi Gà Theo Mô Hình Trại Lạnh Cho Hiệu Quả Cao Ở Tây Ninh

Thông tin từ Chi cục Thú y Tây Ninh cho biết, hiện mô hình nuôi gà công nghiệp với công nghệ khép kín đang phát triển nhanh chóng do hiệu quả chăn nuôi cao và một số lợi ích khác.

05/11/2012
Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 7,7% Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 7,7%

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 8 qua, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 151ha các loại thủy sản, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 2.845ha tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước.

12/09/2013