Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân

Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân
Ngày đăng: 16/09/2015

Ông Lê Văn Cường, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước nhận xét.

Anh Võ Thi giới thiệu mô hình trồng bơ xen trong vườn cà phê mang lại lợi nhuận cao

Trồng ít nhưng lợi nhuận cao

Quê ở Đồng Nai, năm 2000, anh Hiếu đưa gia đình đến lập nghiệp tại thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân. Ở vùng đất mới, anh khởi đầu bằng thu mua nông sản. Nhận thấy cây sầu riêng phù hợp với đất đai và khí hậu Bình Phước nên năm 2005 anh quyết định trồng 5 sào sầu riêng Thái.

“So với các loại cây ăn trái khác, sầu riêng cho năng suất cao hơn. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì không có cây nào mang lại hiệu quả kinh tế hơn loại cây này, vì chi phí chăm sóc ít, giá thành luôn ổn định. Từ 120 cây sầu riêng 8 năm tuổi, năm nay tôi thu khoảng 200kg/cây.

Với giá bán 28 ngàn đồng/kg tại vườn, gia đình thu nhập 400 triệu đồng. Nếu trồng ít, hiệu quả hơn, còn diện tích càng nhiều thì lợi nhuận càng thấp vì tốn tiền thuê nhân công chăm sóc” - anh Hiếu cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng sầu riêng, anh Hiếu nói: “Để cây mau hồi sức sau mùa nuôi dưỡng trái, người trồng cần cung cấp và bổ sung cho đất những dưỡng chất cần thiết. Bón phân là quan trọng nhất nhưng phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: Đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Bón phân phải chia làm 3 đợt, tùy theo giai đoạn phát triển của cây.

Trước khi bón nên dùng cuốc xới nhẹ quanh tán cây, tránh làm tổn thương rễ hoặc đào rãnh xung quanh theo tán, sau đó bón phân và lấp đất lại. Đợt cuối, bón khoảng 10 - 15 ngày sau thu hoạch là tốt nhất”.

Trồng xen thu nhập tăng gấp đôi

“Cây bơ vừa làm bóng mát cho cây cà phê vào mùa khô vừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây cà phê”. Đó là khẳng định của anh Võ Thi ở thôn Đồng Tháp, xã Phước Tân với mô hình trồng xen bơ sáp trong vườn cà phê.

Sinh ra trên dải đất miền Trung quanh năm đối mặt với thiên tai, gia đình lại đông anh em, trong khi kinh tế chỉ trông vào mấy sào ruộng. Năm 1985, anh Thi rời Quảng Ngãi vào xã Phước Tân lập nghiệp. Ban đầu, gia đình trồng cao su nhưng qua học hỏi trên sách báo và thực tế, anh nhận thấy cây bơ có thể phát triển trên đất Bình Phước nên quyết định trồng xen 800 cây bơ sáp trong 4 ha cà phê vào năm 2009.

Do khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cùng sự cần cù, chịu khó và biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăm sóc, 5 năm sau cây bơ đã cho lứa trái đầu tiên.

“Do chọn được giống tốt nên vườn bơ của gia đình cho năng suất cao, lại thơm ngon nên được rất nhiều người ưa chuộng. Bơ cho năng suất bình quân hàng trăm kilôgam trái mỗi vụ. Hiện với mức giá dao động từ 20 - 30 ngàn đồng/kg, mỗi năm trừ chi phí, gia đình thu khoảng 400 triệu đồng từ 4 ha với 2 loại cây bơ và cà phê. Trong khi đó, chăm sóc cây bơ khá đơn giản, ít tốn kém” - anh Thi nói.

Anh Thi tính toán: “Nếu độc canh cà phê thì lợi nhuận hằng năm không đáng kể. Trong khi trồng xen cây bơ, sản lượng cà phê không giảm, lại có thêm nguồn thu mới. Giá bơ tương đương với cà phê, như vậy trồng xen canh cho thu nhập gấp đôi, thậm chí nhiều hơn”.

Hiện anh Thi đang trồng thử nghiệm giống bơ Mỹ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây bơ sáp (hiện giá bơ Mỹ bán trên thị trường là 100 ngàn đồng/kg). Theo anh Thi, cây bơ Mỹ cho thu hoạch vào tháng 10 và 11 hằng năm sau vụ bơ sáp. Vì vậy, giá thành loại bơ này cao hơn nhiều so với bơ sáp.

Ngoài ra, sau khi thu hoạch, trái bơ Mỹ chậm chín hơn và có thể để lâu hơn trái bơ sáp từ 7 - 10 ngày. Chất lượng của trái bơ Mỹ ngon, cơm vàng, vừa xốp vừa dẻo, độ béo cao, hạt trung bình, năng suất và trọng lượng trái cao hơn nhiều so với bơ sáp... đặc biệt, loại bơ này chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết nên phát triển tốt tại Bình Phước. Anh Thi dự tính sẽ thay thế dần giống bơ sáp sang giống bơ Mỹ.

Anh Thi cũng cho hay: “Nhận thấy hiệu quả của cây bơ Mỹ nên năm 2014 tôi đã ươm 5.000 cây giống, bán với giá 50 ngàn đồng/cây nhưng vẫn không đủ cung ứng cho người dân. Năm nay, tôi đang ươm hơn 30 ngàn cây giống”. Được biết, mô hình trồng bơ xen cà phê của gia đình anh Thi được Binh đoàn 16 và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đến tham quan, tìm hiểu nhằm nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Bài toán về gia tăng giá trị đánh bắt hải sản Bài toán về gia tăng giá trị đánh bắt hải sản

Từ đầu năm đến nay, nhờ giá xăng dầu giảm, thời tiết ở các ngư trường thuận lợi, sản lượng đánh bắt hải sản trên địa bàn phường 5 (TP.Vũng Tàu) tăng, nhiều chủ ghe có lãi lớn.

01/12/2015
Những loại cá bán đắt như vàng ở Việt Nam Những loại cá bán đắt như vàng ở Việt Nam

Thịt thơm ngon, có tác dụng làm thuốc chữa bệnh hay mang ý nghĩa đem lại may mắn... là lý do khiến một số loại cá ở Việt Nam được săn lùng với giá cao.

01/12/2015
Tìm giải pháp nâng giá trị cho tôm càng xanh Tìm giải pháp nâng giá trị cho tôm càng xanh

Huyện Thới Bình được mệnh danh là "vương quốc" tôm càng xanh ở Cà Mau. Không chỉ là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về diện tích, sản lượng mà người nuôi tôm càng xanh ở đây còn đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

01/12/2015
Tăng cường các biện pháp nuôi Tôm an toàn vụ nuôi 2016 Tăng cường các biện pháp nuôi Tôm an toàn vụ nuôi 2016

Tỉnh Sóc Trăng không khuyến khích mở rộng diện tích mà người nuôi cần tập trung vào công trình ao nuôi theo quy hoạch cụ thể, không khuyến khích hộ nuôi thâm canh, bán thâm canh ở những khu vực không đảm bảo nguồn nước, thủy lợi, điện sản xuất để hạn chế rủi ro.

01/12/2015
Một số kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình Tổ tư vấn nuôi tôm xã Long Hựu Tây Một số kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình Tổ tư vấn nuôi tôm xã Long Hựu Tây

Diện tích nuôi tôm ở huyện Cần Đước (Long An) có trên 1.600 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú chiếm khoảng 1/5, còn lại là nuôi tôm thẻ chân trắng.

01/12/2015