Vươn Lên Từ Nghèo Khó

Những năm gần đây, phong trào nông dân giúp nhau làm kinh tế được nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa thực hiện khá hiệu quả, nhờ đó nhiều nông dân đã thoát nghèo, làm giàu. Trong số đó có anh Pi Năng Liêm, ở xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh.
Gần chục năm trước, cuộc sống của gia đình Pi Năng Liêm chỉ trông vào vài sào ruộng, nên lúc nào cũng thiếu thốn. Thấy quê mình nhiều đồi, rừng bỏ hoang anh nảy ra ý tưởng biến nơi đây thành một trang trại tổng hợp. Năm 2003, được Hội Nông dân tín chấp, ngân hàng cho vay 20 triệu đồng, cộng với số vốn của gia đình, anh khai hoang đầu tư trồng 2,8ha keo lai, 4ha mỳ (sắn) cao sản và buôn bán nhỏ để lấy ngắn nuôi dài. Được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm do Hội Nông dân tổ chức, anh Liêm từng bước vượt qua khó khăn và dần có thu nhập. Có thêm vốn, anh mua 16 con bò, trồng 2,5ha điều. Mấy năm sau, khi có thu nhập ổn định, anh xây dựng được một căn nhà khang trang, trị giá trên 100 triệu đồng.
Từ thành công bước đầu, số tiền lãi hàng năm anh tích cóp rồi quay vòng đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Năm 2004, được Hội Nông dân tín chấp vay thêm Ngân hàng Chính sách xã hội 20 triệu đồng anh mua 1 chiếc máy cày tay, 1 rơ móc kéo và 1 máy tuốt lúa để phục vụ sản xuất, làm dịch vụ. Đến nay, anh Liêm có gần 5ha keo, 4ha mỳ cao sản, 2ha điều, 1ha lúa nước và máy móc làm dịch vụ. Tiền lãi thu về từ 100-120 triệu đồng/năm.
Chia sẻ bí quyết làm giàu, anh Liêm cho biết: "Để sản xuất, kinh doanh thành công, trước hết phải siêng năng, cần cù lao động, ham học hỏi, biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phải nắm bắt được nhu cầu thị trường để có biện pháp điều chỉnh cơ cấu cây trồng kịp thời"
Có thể bạn quan tâm

Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch. Tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân đạt thấp, trong khi đầu ra của mặt hàng cá hấp lại không ổn định, khiến giá thu mua giảm mạnh.

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.

Thời gian qua, huyện Yên Định đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rau an toàn, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh...